Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Chất keo tụ sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải


Trong công nghệ xử lý nước hiện nay, keo tụ là một công đoạn được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hay xử lý nước cấp. Phương pháp keo tụ được lựa chọn nhờ vào hiệu quả tách chất bẩn cao mà tiếp kiệm được chi phí.

Keo tụ có thể hiểu là phương pháp sử dụng các chất keo tụ cho vào nước ô nhiễm nhằm keo tụ, kết tủa các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất keo hòa tan trong nước tạo ra các bông cặn; các bông cặn này nhờ vào lực trọng trường sẽ lắng xuống và được tách ra khỏi dòng nước nhờ vào quá trình lọc.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Các loại chất keo tụ thường gặp như :

- Phèn sắt (Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O).

- Phèn nhôm sunfat (Al2(SO4)3.18H2O).

- Poly Aluminium Cloride ([Al2(OH)nCl6.nxH2O]m) gọi tắt là PAC.

Trong 3 loại chất keo tụ trên thì Poly Aluminium Cloride với các ưu điểm vượt trội như hiệu quả xử lý cao hơn 4 - 5 lần các chất keo tụ bình thường, không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu, ít làm biến động PH, khả năng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng tốt hơn,… nên PAC đã được sản xuất với lượng lớn và sử dụng rộng rãi để thay thế cho phèn nhôm trong xử lý nước thải sinh hoạt và đặt biệt là xử lý nước bể bơi.

PAC là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử, thường có màu ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước.

PAC có 2 loại là dạng lỏng và dạng rắn, đối với dạng rắn thì trước khi sử dụng phải được pha với nước thành dung dịch 10% hoặc 20%.

Liều lượng PAC sử dụng chính xác được xác định bằng thực nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Các khoảng sử dụng liều lượng PAC như sau :

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 1 - 4 g PAC đối với nước đục thấp ( 50 - 400 mg/l ).

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 5 - 6 g PAC đối với nước đục trung bình ( 500 - 700 mg/l ).

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 7 - 10 g PAC đối với nước đục cao ( 800 - 1.200 mg/l ).

+ PAC dùng cho 1m3 nước thải là trong khoảng 15 - 30 gram, tùy thuộc hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải.

Các sản phẩm được thị trường trong nước ưu thích và hay sử dụng hiện nay có xuất xứ từ: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.

Địa chỉ liên lạc mua hóa chất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Cảm ơn quý khách !

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Kinh nghiệm xử lý nước bể bơi, hồ bơi


CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI

Theo kinh nghiệm cho thấy, bể bơi được xử lý và chăm sóc thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người bơi, bể bơi sạch và không có vẩn lơ lửng, nước xanh mát. Để xử lý nước bể bơi hiệu quả nhất, các bạn có thể sử dụng sản phẩm TCCA viên 2 gam, TCCA dạng bột (trường hợp xử lý gấp) và loại clorin bột của nhật được ưa chuộng nhất đảm bảo về chất lượng và hàm lượng như clorin hãng Nippon, Nankai… hay một số clorin giá rẻ khác như Chlorine Aquafit của Ấn Độ với hàm lượng 70%.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT HỒ BƠI

1. Bảo dưỡng và vệ sinh hồ bơi :

Hồ bơi sử dụng hằng ngày cần phải kiểm tra nồng độ CLO và PH chuẩn trong hồ trước khi sử dụng. Thời gian kiểm tra nên 2 lần/ngày, buổi sáng để biết xem CLO và PH trong nước hồ có đủ duy trì trong cả ngày hay không, buổi chiều tối để biết xem CLO và PH trong nước hồ bị bay hơi bao nhiêu trong 1 ngày để tính toán tăng liều lượng.

Vệ sinh hằng ngày hồ bơi cũng là điều quan trong ngăn ngừa sự phát triển rêu mốc, sử dụng các công cụ vệ sinh cọ rửa thành hồ để bong tróc lên bám trên thành hồ bơi.

Đối với hệ thống hồ bơi sử dụng công nghệ xả tràn, nên kiểm tra và thường  xuyên vệ sinh hầm cân bằng, vì những rác hay chất cặn bị lắng trong hầm lâu ngày làm cho hệ thống lọc không hiệu quả.

Bình lọc cát sử dụng nên xúc rửa cát ( Backwash ) khi áp suất đồng hồ cao, để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Và nên thay thế cát, sỏi vào sau khoảng thời gian 2 - 4 năm hay thấy hệ thống lọc không còn được hiệu quả.

2. Các loại hoá chất chuyên dùng xử lý nước hồ bơi :

- Sử dụng hóa chất hồ bơi điều cần phải quan tâm là sau khi xử lý hóa chất phải có 1 khoảng thời gian ( 3 - 6 giờ ) mới được sử dụng. Xử lý các loại hóa chất khác nhau phải cách nhau một khoảng thời gian 2 - 4 giờ, vì cần phải có thời gian khuếch tán trong nước và tránh tác dụng phụ lẫn nhau gây nên sự giảm hiệu quả của loại hóa chất đó.

- Đảm bảo an toàn lao động cho người xử lý hóa chất ( đeo bao tay, khẩu trang, mắt kính ).

+ CHLORINE 70% :


- Tác dụng chính của loại hóa chất Chlorine 70% là làm trong nước hồ, diệt khuẩn, diệt vi trùng, ngăn ngừa rong rêu.

- Sử dụng liều lượng duy trì hằng ngày 2 - 3 g/m3 nước đối với điều kiện hồ bình thường. Lượng khách tắm đông, nước hồ sục mạnh, thời tiết nắng gắt, gió mạnh thì sử dụng lượng cao nhất.

- Sử dụng liều lượng cao dành cho hồ có lượng clo nền thấp quá, hồ xử lý clo lần đầu tiên hay hồ có diện tích lớn ( độ bay hơi Chlorine 0.0 - 3.0 / ngày ) thì ta nhân thêm 1.5 – 3.0 lần.

- Chlorine 70% còn có tác dụng phụ là hạ nồng độ PH, cho nên trước khi bỏ Chlorine ta phải kiểm tra nồng độ PH 7.2-7.6, nếu nồng độ PH trong nước thấp dưới mức 6.8 sẽ làm giảm hiệu quả nồng độ của Chlorine vì nồng độ axit tạp trong nước cao hút oxigen trong nước làm giảm tác dụng của clo.

+ POOL CLEAR :

- Tác dụng làm trong, xanh, bóng nước hồ.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn.

- Lần đầu tiên  : 1.75 lit / 100 m3 / lần.

- Lần duy trì    : 0.75 lit / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Cách dùng : Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Cho vận hành pump lọc, sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ SODA :


- Làm tăng nồng độ PH.

- Sử dụng liều lượng  : 1 – 3 kg / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan với nước rãi xung quanh mặt hồ, nếu xử lý lượng lớn thì phải chia lượng nhỏ rãi nhiều lần tránh tình trạng sốc nước gây đục hồ. Nếu có hầm cân bằng thì bỏ trực tiếp hầm nhiều cũng được vì sẽ qua hệ thống lọc. Sau 6 giờ mới cho khách tắm.

+ METAL AWAY ( TL ) :

- Chuyên xử lý nước cứng, vết rỉ xét, các viết ố vàng bám trên thành hồ, đáy hồ.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn.

- Hồ mới : 1 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Hồ thường : 0.75 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Hồ cũ : 1.75 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Cách dùng : Hòa tan chia lượng nhỏ với nước rãi xung quanh thành hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ ATRINE ( TL ) :

- Chuyên diệt tảo, rong rêu, nấm mốc hồ bơi.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn. Xử lý lần đầu xong nếu tuần sau thấy rêu phát triển phải xử lý mỗi tuần, còn nếu 3 - 4 tuần mới phát triển thì xử lý mỗi tháng.

- Lần đầu tiên : 1.75 lít / 100 m3 / lần.

- Mỗi tuần : 0.25 lít / 100 m3 / lần.

- Mỗi tháng : 1 lít / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan chia lượng nhỏ với nước rãi xung quanh thành hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ AXIT HCL ( 32% ) :

- Làm giảm nồng độ PH, sử dụng kèm Chlorine 70%.

- Sử dụng liều lượng : 1 – 4 lít / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ PAC vàng :


- Làm lắng cặn hồ bơi.

- Sử dụng liều lượng : 2 kg / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn và tắt hệ thống lọc để cho mặt nước yên lặng.  Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Sau 6 giờ chất cặn sẽ bị một lớp màng kéo lắng hết xuống đáy, sau đó sử dụng bàn hút xả bỏ.

3. Xử lý sự cố :

Hồ bơi khi gặp sự cố là điều không mong muốn nên xử lý kiên trì và đúng cách. Vì việc xử lý nước mất thời gian cho nên việc đề phòng sự cố là điều phải làm. Độ PH trong nước rất quan trọng đối với hồ bơi vì nó như sức đề kháng của con người. Nước hồ bơi khi gặp sự cố là do lượng rong rêu, tảo, cặn bã, tạp chất, nước ngầm hay hóa chất gây nên,...

Nước hồ mờ có màu đục nước gạo : kiểm tra CLO và PH xem có tốt hay không, nếu CLO hay PH cao là do sự khuếch tán chưa đều hay hàm lượng cao trong nước hồ. Xử lý bằng cách vận hành hệ thống lọc công suất cao.

Nước hồ màu xanh rêu, xanh lá mạ : Kiểm tra CLO và PH xem có tốt không, nếu thấp là do sự suất hiện nhiều của rong rêu và cặn bã nhiều trong nước. Xử lý bằng cách nâng CLO trong nước lên mức cao nhất, có thể sử dụng thêm ATRINE để tăng hiệu quả, vận hành hệ thống lọc công suất cao.

Nước hồ có màu đen, bạc, mờ : Kiểm tra CLO và PH thấp thì nâng lên mức chuẩn và chạy lọc nếu thấy ổn định và lại bị sau đó thì phải xem lại hệ thống lọc, hầm cân bằng… cụ thể là bình lọc cát, vì lượng cát và sỏi bị hao hụt do xúc rửa nên hiệu quả lọc không cao, lúc này nên thay cát sỏi.

Nước hồ có màu nước trà nhạt, hay đỏ gạch nhạt : CLO và PH ổn định kết quả đo bình, và sự cố này hay lặp lại thường xuyên thì phải kiểm tra nguồn nước, nước có độ cứng cao khi sử dụng CLO sẽ gây nên màu sắc này. Nguồn nước châm thêm vào hồ nên phải ổn định PH và kiểm tra độ phèn, độ cứng trong nước máy cũng là lý do lớn gây nên sự cố, hiện tượng này ta xử lý bằng METAL AWAY và sau đó cho chạy lọc hết công suất.

Hồ bơi


Bể bơi hay hồ bơi, là một loại công trình xây dựng hoặc một dụng cụ dùng để chứa nước ở dạng tĩnh nhằm phục vụ cho việc bơi lội : Bơi lội, lặn, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật,.... Bể bơi cũng còn phục vụ cho các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và du lịch.

1. Phân loại bể bơi :

Có nhiều cách phân loại bể bơi, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là chia theo vị trí của bể bơi so với mặt đất, theo cách chia này bể bơi chỉ được chia làm hai loại là Bể bơi trên mặt đất và Bể bơi dưới lòng đất. Cách chia này đem lại sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại bể bơi về vị trí, về giá thành, cách lắp đặt, khả năng hữu cho mỗi gia đình.

Bể bơi dưới lòng đất là loại bể bơi được xây dựng bằng cách đào sâu một khoảng đất dưới lòng đất, tiến hành xây dựng và lắp đặt các thiết bị, thường có diện tích tuơng đối lớn, sử dụng được cho nhiều người, chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị lớn.

Bể bơi trên mặt đất là loại bể bơi thường có kích thước nhỏ, dễ dàng triển khai lắp đặt, thời gian lắp đặt nhanh, giá thành rẻ, có thể di chuyển đến nơi khác dễ dàng.

Ngoài cách phân loại trên còn có những cách phân loại khác như : Bể bơi trong nhà, bể bơi ngoài trời; Bể bơi người lớn, bể bơi trẻ em.

Tiêu chuẩn bể bơi được sử dụng tại Giải vô địch thế giới về bơi lội và Thế vận hội mùa hè.

2. Các công nghệ xử lý nước bể bơi :

+ Lọc nước :

Phương pháp dùng đường ống : là hệ thống lọc gồm có máy bơm, bình lọc, các van và phụ kiện được đặt trong 1 phòng kỹ thuật, kết nối với hồ qua đường ống để lọc nước.

Phương pháp không dùng đường ống: sử dụng là hệ thống lọc đặt ngay trên thành bể để lọc nước.

+ Khử trùng nước :

Các phương pháp khử trùng bao gồm:

Dùng Clo hàng ngày : theo lượng Clo bột thả vào hồ với nồng độ 0,0005% ( 0,5 kg/100m3 nước trong ngày ).

Dùng PP điện phân muối : bỏ vào trong hồ 1 lượng muối nồng độ 0,5%, hệ thống lọc có lắp đặt máy điện phân. Máy tự động làm việc khi vận hành máy lọc.

Dùng máy tạo ra Ozone hòa tan vào nước hồ : lắp đặt 1 máy tạo ra Ozone trong phòng kỹ thuật, kết nối đường ống ngõ ra máy tạo Ozone vào đường ống hồ bơi và máy tư động tạo ra Ozone khi hệ thống hoạt động.

Dùng máy định lượng hóa chất: lắp đặt 1 hệ thống trong phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đo kiểm tra nồng độ Clo, PH và tự động bơm thêm hóa chất khi thiếu. Hệ thống vận hành tự động.

Tuyệt đối không nên dùng sunfat đồng để tẩy rong rêu trong hồ, vì đây là 1 loại chất độc.

3. Kích thước của bể bơi :

Kích thước của bể bơi thường được tính bằng đơn vị m (mét), có thể được tính bằng cách đo chiều dài, chiều rộng và độ sâu của bể bơi nếu là bể bơi hình chữ nhật. Tuy nhiên đôi khi bể bơi lại có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình bầu dục, hình tròn hay đường cong gấp khúc. Trong trường hợp này người ta sẽ tính kích thước của bể bơi dựa theo số khối nước khi bơm đầy bể, đây là cách tính chính xác nhất, áp dụng được cho mọi loại bể bơi.

4. Dụng cụ, thiết bị dùng cho bể bơi :

Để phục vụ cho hoạt động của bể bơi, thường có các thiết bị và dụng cụ liên quan sau : Bơm nước, dụng cụ vệ sinh, máy làm ấm nước, thang vào hoặc ra bể, bạt che, bạt che làm ấm nước dùng năng lượng mặt trời.
Wikipedia.org

Nên trang bị kiến thức bơi lội cho trẻ ?


Cần trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng bơi lội để phòng, chống đuối nước.

Thời gian qua trên cả nước, đã xuất hiện nhiều vụ trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó có những nguyên nhân từ sự bất cẩn của người lớn. Đã đến lúc gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng… phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng tránh đuối nước cho trẻ em.


Theo Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ( Bộ LĐ-TB&XH ), mỗi năm ở nước ta có khoảng 13.000 trẻ em bị chết do tai nạn thương tích. Trong đó, tử vong do đuối nước là nguyên nhân hàng đầu, chiếm tới trên 50% tổng số ca tử vong. Nguyên nhân là do các em không biết bơi nên khi gặp sự cố trong môi trường nước đã không thể thoát hiểm. Tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam hiện đang cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và gấp 10 lần các nước đang phát triển. Số ca đuối nước đứng hàng thứ hai, ngay sau tai nạn giao thông. Việt Nam có đặc điểm có bờ biển dài, nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Ðây là môi trường không an toàn đối với trẻ nhỏ. Diện tích mặt nước cao làm tăng nguy cơ về đuối nước. Nhiều trẻ em không biết bơi, không có kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước, không có khả năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước.

Ðể phòng tránh và hạn chế chết do đuối nước, việc dạy cho các em kỹ năng bơi và biết xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước là biện pháp tốt nhất giúp trẻ em được an toàn, tránh thương vong trong môi trường sông, biển.

Theo các nhà chuyên môn thì bơi lội mang tới những lợi ích cho toàn thân, là cách nhanh nhất để cải thiện thể lực tổng thể, sức bền và hệ tim mạch. Đối với học sinh, khi mà áp lực học tập ngày càng cao thì bơi lội là biện pháp hữu hiệu giúp các em giải tỏa căng thẳng để có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn. Không những thế, môn bơi còn giúp các em trở nên khỏe mạnh, năng động, tự tin hơn. Điều quan trọng nhất, khi trẻ em biết bơi và bơi giỏi, thì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ an toàn cho các em, phòng tránh nguy cơ tử vong do đuối nước.

Đối với trẻ nhỏ và những trẻ em chưa biết bơi các bậc phụ huynh và các thầy cô hãy trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết như kỹ năng k​hi tiếp xúc với nước và kỹ năng biết phòng tránh những nơi nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ mầm non cần xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ và luôn để mắt tới trẻ trong mọi hoạt động.

Ngoài ra, để thực hiện tốt chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em chúng ta cần lưu ý khi cho trẻ đi bơi cũng như học bơi, tham quan du lịch.. cần chú ý:

Quy định cấp phép giám sát cho các đơn vị, địa điểm du lịch, bể bơi.

Quy định trẻ em khi đi bơi, tắm tại bể bơi, sông, hồ phải có người lớn đi kèm và có áo phao phù hợp với lứa tuổi.

Quy định về sơ cấp cứu tại các khu vui chơi giải trí có trẻ em tham gia, đặc biệt là các khu du lịch trên sông hồ, các bể bơi.

Rà soát, bổ sung các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực có nguy cơ đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn. Hãy thực thi các quy định về chất lượng phương tiện chuyên chở trẻ em bằng đường thủy.

Quy định về tàu, thuyền chở khách đúng trọng tải quy định.

Quy định về việc mặc áo phao khi đi thuyền, đò ở những sông, hồ lớn.

+ Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì ?
 

Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm đến công việc sau đây:

1. Đối với trẻ lớn và người lớn :

- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

2. Đối với trẻ nhỏ :

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Trường Sao Sáng 2

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Mách bạn cách phòng bệnh cho bé khi đi bơi


Để phòng cách bệnh nhiễm khuẩn cho con khi đi bơi, mẹ cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây.

Chọn thời điểm bơi. Thời gian bơi lý tưởng nhất từ 9-11h sáng, khi đó nước ấm và không có gió độc.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ. Để phòng bệnh từ bể bơi bạn nên chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc miệng...



Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bơi. Trước khi xuống hồ, nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút.

Khi xuống hồ bơi, bạn nên dặn trẻ tránh để nước vào trong miệng. Ngay cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể tiêu diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông quan khoang miệng, xâm nhập và hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm, đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Sau khi bơi, bạn cần xì mũi nhẹ cho trẻ cho nước trong mũi ra sạch. Hãy xì mũi đúng theo cách sau : bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc để xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp.

Sau đó tắm kỹ bằng nước sạch cho trẻ để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ẩm. Lau khô vành tai và cửa tai. Lúc này, bạn không nên dùng bông gòn, vật có đầu nhọn ngoáy tai vì sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu, lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài. Có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Không cho trẻ bơi quá lâu. Nắng nóng, nhiều người không thích lên bờ mà ngâm mình quá lâu dưới nước. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 - 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 - 1,5 giờ. Khi trẻ bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi.

Để phòng tránh viêm âm đạo một cách tốt nhất, sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt mà ngồi lung tung. Sau khi bơi cần đi tiểu ngay, có thể có tác dụng đảm bảo vệ sinh. Bơi xong cần rửa sạch ngoài âm đạo, để bảo vệ vùng da và âm hộ sạch sẽ.

Kiến thức

Tại sao phải xử lý nước bể bơi ?


Xử lý nước bể bơi giúp cho bể bơi của bạn luôn được trong sạch và an toàn khi sử dụng, nước không độc hại và gây mùi khó chịu cho người sử dụng bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể tự xử lý nước hồ bơi ở quy mô gia đình.

1. Tại sao phải xử lý nước hồ bơi ?

Mục tiêu chính của xử lý nước hồ bơi là để duy trì nước trong điều kiện an toàn cho người sử dụng. Cụ thể là :

- Giữ nước khỏi các vi khuẩn gây bệnh, gây hại cho người bơi : Người, động vật hoặc môi trường có thể gây ô nhiễm hồ bơi với các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp những sinh vật này gây bệnh nhẹ nhưng một số trường hợp có thể gây tử vong.

- Ngăn chặn sự phát triển của tảo.

- Đảm bảo nước không độc hại và gây khó chịu cho người bơi.

- Loại bỏ các mùi vị khó chịu.

- Ngăn chặn sự ăn mòn xung quanh hồ bơi, phụ kiện và thiết bị của nó.

- Ngăn chặn việc hình thành tích tụ quy mô trong bộ lọc, bể bơi hoặc đường ống dẫn nước.

2. Xử lý nước hồ bơi :


Nước cần được xử lý trước khi được bơm vào bể bơi. Tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào mà chúng tôi đưa ra các hình thức xử lý khác nhau. Có các loại xử lý nước sau :

- Xử lý nước giếng khoan : Nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nguồn nước cần được xử lý triệt để. Nước giếng khoan gồm rất nhiều các loại kim loại nặng như sắt, mangan, ..

- Xử lý nước mặt : Nguồn nước cấp được lấy từ nguồn nước sông, hồ, suối..

- Làm mềm nước : Loại bỏ các ion gây cứng nước, đảm bảo nguồn nước sử dụng có độ cứng đạt chuẩn cho hồ bơi.

- Khử kiềm nước.

- Xử lý nước máy : Nguồn nước cấp lấy từ nguồn nước máy của thành phố, khu dân cư.

3. Lọc nước :

Mục đích chính của quá trình lọc nước là loại bỏ các hạt còn sót lại trong nước, các cặn lơ lửng... Quá trình này thường sử dụng các loại bình lọc cát, ngoài ra còn sử dụng phin lọc chứa các lõi lọc PP dạng plaeted (chỉ thích hợp với bể bơi loại nhỏ), lọc khoáng.

Hệ thống lọc có thể lọc tuần hoàn nước bể bơi trong vòng 6-8 tiếng. Đảm bảo hệ thống lọc đang hoạt đông khi hồ bơi đang được sử dụng và cho ít nhất 1 giờ sau đó.

Bộ lọc này cần được làm sạch thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả tối đa.

4. Các chỉ tiêu chủ yếu đối với xử lý nước bể bơi :

+ Độ Clo dư trong nước : phải luôn từ 0,4 đến 1 PPM.

+ Độ pH của nước hồ : từ 7,2 đến 7,6.

+ Độ kiềm : từ 50 đến 100 mg/lít.

+ Độ cứng : 200 mg/lít.

+ Nước hồ phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy hồ và không có mùi vị lạ.

+ Màu nước không quá 10 độ côbalt.

+ Chuẩn kali phải dưới 1%.

+ Nước phải mát, nhiệt độ không quá 20-26oC.

5. Khử trùng cho bể bơi :

Đối với nước bể bơi vấn đề khử trùng nhằm :

- Loại bỏ các vi khuẩn có hại.

- Loại bỏ rêu tảo trong nước.

- Đảm bảo nước không độc hại đối với người bơi.

Khử trùng có liên quan đến sự phá hủy của vi sinh vật, virus, vi khuẩn, tảo, nấm mốc,... Tất cả tồn tại với số lượng lớn trong môi trường tự nhiên trong đó vi khuẩn và tảo là thường gặp trong xử lý nước bể bơi.

Hàng triệu vi khuẩn có mặt trên cơ thể con người, một số vi khuẩn là vô hại nhưng có một số gây ra bệnh tật và nước bể bơi là môi trường lý tưởng cho sự lan truyền vi khuẩn từ người này sang người khác.

Bằng cách sử dụng hóa chất khử trùng, sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn, tránh được sự lây lan.

Tảo là hình thức tự nhiên của đời sống thực vật và có mặt trong tất các nguồn nước tự nhiên như sông, ao, hồ với hàng ngàn loài khác nhau. Sự có mặt của tảo trong hồ bơi làm cho mặt hồ bơi trơn trượt dễ ngã gây nguy hiểm cho người bơi.

Quá trình khử trùng phải đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát rêu tảo.

6. Các loại hóa chất xử lý nước hồ bơi :

- Brom

Brom là một chất khử trùng xử lý nước, đối với bể bơi nó là cao.

Sử dụng brom không gây các phản ứng khó chịu.

Brom có thể được sử dụng như bromochlorodimethylhydantoin ( BCDMH ): Dạng viên, chứa 61% brom và 27% clo.

BCDMH hòa tan trong nước để cung cấp cả 2 acid hypobromous brom và clo tự do ( hypochlorous acid ).

Brom ít ổn định hơn so với clo khi tiếp xúc với ánh sang cực tím, do đó không phù hợp khi dùng với bể bơi ngoài trời.

- Ozone

Ozone là một chất khí màu xanh không ổn định với mùi hăng đặc trưng. Nó là chất khử trùng nhanh nhất và là tác nhân oxy hóa mạnh mẽ nhất. Nó là một chất khí có hoạt tính cao mà phản ứng ngay lập tức khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc chất gây ô nhiễm và các tạp chất khác được tìm thấy trong bể bơi.

Ozone là chất khí ổn định và nhanh chóng trở lại hình thái oxy. Phương pháp sản xuất hiệu quả nhất là đưa không khí khô qua cột xả ion hóa. Ozone cũng có thể được sản xuất như là một sản phẩm đèn tia cực tím bước sóng cụ thể. Ở nồng độ không khí là 0,25 mg/l nó được coi là gây tổn hại cho sức khỏe. Ngưỡng giá trị giới hạn của nó là 0,1mg/l.

Ozone là nguyên tố oxi hóa ngắn ngủi, không ổn định nhưng mạnh mẽ, khử trùng mà không phản ứng với sứ hoặc thủy tinh. Ozone nhanh chóng biến mất khỏi nước.

Ozone không thể được sử dụng như là chất khử trùng duy nhất trong một bể bơi công cộng mà nó có thể được sử dụng kết hợp với clo hoặc brom.

- Clo

+ Khí chlorine :

Khí clo hóa lỏng là dạng tinh khiết nhất của khử trùng clo, nó chứa 100% clo có sẵn.

Khi khí clo phản ứng với nước hồ bơi tạo ra chlorine và axit hydrochloric. Quá trình này làm độ pH của nước giảm xuống dưới pH 2.

Tính axit cao của nước phát sinh yêu cầu bổ sung liên tục làm tăng độ kiềm của nước bằng natri cacbonat ( soda ) hoặc natri hydroxit ( xút ) làm tăng độ pH.

Khí clo thích hợp để sử dụng trong các vùng có nước cứng tự nhiên, độ cứng tự nhiên của nước giúp trung hòa độ axit.

Khí clo không thích hợp dùng trong bể bơi dân cư.

+ Sodium Hypochlorite

Sodium Hypochlorite là chất lỏng màu vàng nhạt với mùi đặc trưng của thuốc tẩy gia dụng. Các sản phẩm thương mại chứa từ 10 -15% clo có sẵn.

Sodium hypochlorite phân hủy từ từ, giải phóng oxy và mất đi clo sẵn có của nó. PH thường cao.

+ Calcium hypochlorite ( Chlorine )

Calcium hypochlorite là một giải pháp thay thế ổn định sodium hypochlorite. Calcium hypochlorite chứa khoảng 70% hàm lượng clo.

Calcium hypochlorite được hòa tan trong nước và bơm vào hệ thống tuần hoàn tự động của hồ bơi.

Thường xuyên sử dụng calcium hypochlorite sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước. Bể bê tông trong các khu vực này thường bị mất vữa từ giữa gạch, và đôi khi lớp vữa từ phía sau gạch do nước có nhu cầu canxi và tìm kiếm nguồn canxi để đáp ứng nhu cầu này.

Calcium hypochlorite có lợi trong những trường hợp này vì nó vừa khử trùng vừa đáp ứng nhu cầu canxi của nước.

+ Clo isocyanurates ( ổn định clo )

Đây là những hợp chất của clo và axit cyanuric được sử dụng trên toàn thế giới do thực tế acid cyanuric hoạt động như một chất ổn định trong bể bơi ngoài trời, làm giảm sự mất mát clo do tác động của tia cực tím từ mặt trời.

+ Natri dichloroisocyanurate ( Di-chlor – DCCNa )

Đây là vật liệu chứa khoảng 60% clo. Nó là hợp chất hòa tan cao, lý tưởng cho các ứng dụng trực tiếp vào hồ bơi. Hơn nữa pH gần như trung tính có nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng đến độ pH của nước hồ bơi.

Khi tan trong nước Di-chlor sản xuất axit hypochlorous ( clo tự do) và axit cyanuric.

+ Trichloroisocyanuric (Tri-chlor – TCCA)

TCCA có chứa 90% clo ( Chlorine TCCA 90% ), được cung cấp dưới dạng hạt, bột, viên sủi.

Sử dụng TCCA làm cho nước có độ pH thấp khoảng 3, cần điều chỉnh độ pH bằng hóa chất nâng pH như natri cacbonat ( soda ).

Nó tạo ra axit hypochlorous và axit cyanuric.

Một nguyên tắc chung là hàm lượng clo luôn phải cao hơn so với hypoclorit vì nồng độ axit cyanuric tăng sẽ làm giảm tỷ lệ khử trùng của Di-chlor và Tri-chlor.

Axit cyanuric được khuyến cáo với hàm lượng như sau:

Axit cyanuric ( mg/l ) - Clo ( mg/l )         
25 - 1,5
50 - 2
100 - 2,5
200 - 3

+ Những lưu ý khi sử dụng clo trong khử trùng nước bể bơi :

- Luôn luôn phải kiểm soát độ pH của nước khi sử dụng các sản phẩm có chứa clo để khử trùng, mức độ pH phù hợp với nước bể bơi là từ 7,2 - 7,8.

- Lượng clo dư có thể oxy hóa ammonia, một số hợp chất hữu cơ khác và nito hữu cơ được đưa vào hồ bơi bằng mồ hôi.

- Clo có thể kết hợp với hợp chất hình thức của ammonia được biết đến như chloramines gây mắt chua cay, điều này làm giảm khả năng khử trùng của clo đặc biệt là các hồ bơi trong nhà. Chính vì vậy chloramines còn được gọi là clo dư kết hợp nên được giữ ở mức tối thiểu.

- Calcium hypochlorite không nên được sử dụng trong các spa nóng vì nó có thể làm tăng quy mô trao đổi nhiệt và van điều khiển nước nóng có thể dẫn đến bị bỏng.

- Cyanurated clo ( ổn định chlorine ) không nên được sử dụng trong bể bơi trong nhà.
chlorinenippon.blogspot.com

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Hướng dẫn xử lý nước bể bơi luôn đẹp và an toàn



Một bể bơi đã được xây dựng theo ý muốn, nhưng làm cách nào để duy trì hồ bơi luôn luôn đẹp và an toàn cho người sử dụng. Để đạt được yêu cầu đó, điều cần thiết là phải ngăn ngừa và xử lý các vi khuẩn, rong rêu để không cho chúng phát triển trong nước bể bơi. Phương pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là luôn kiểm soát thường xuyên nồng độ hóa chất và điều chỉnh độ pH thích hợp trong nước bằng các thao tác cơ bản kết hợp với hộp thử nồng độ hóa chất. Hy vọng rằng với hộp thử nồng độ hóa chất và cách hướng dẫn sử dụng chúng tôi đã gửi đến khách hàng một phương thức đơn giản  và hiệu quả nhất.

1 – Dùng bộ châm hóa chất tự động :

– Nếu khách hàng chọn dùng bộ châm hóa chất cho bể bơi thì độ an toàn là tuyệt đối. Bộ châm tự động sẽ tự phân tích nước trong bể, sau đó bơm châm hóa chất sẽ tự động cấp hóa chất vào bể bơi với lượng vừa đủ.

Bộ châm hóa chất sẽ hoạt động song song cùng hệ thống lọc nước, do vậy nước trong bể sẽ được làm sạch và đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.

– Ưu điểm : Chất lượng nước luôn được đảm bảo, an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng.

– Nhược điểm : Chi phí đầu tư ban đầu đắt, thiết bị thay thế không có sẵn.

---o-o---
Thông số kỹ thuật tham khảo về bộ châm hóa chất tự động

Thiết bị châm hóa chất diệt khuẩn đường ống dùng trong xử lý nước cấp sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

Giới thiệu công nghệ :

– Thiết bị châm hóa chất được thiết kế nhỏ gọn và đẹp mắt xử dụng máy bơm định lượng tiên tiến dùng trong các ngành xử lý nước cấp và xử lý nước nước thải giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa và lắng tụ cặn của các huyễn phù hòa tan.

– Thiết bị được kết cấu hiện đại có thể tự cung cấp nước và hóa chất.

Chi tiết thiết bị :

– Khung giá đỡ thiết bị được chế tạo bằng inox không nhiễm từ giúp bảo vệ thiết bị.

– Máy bơm định lượng điện tử có thể châm hóa chất từ 0 -15l/h .

– Thiết bị động cơ và cánh khuấy chuyên dụng giúp hòa tan dung dịch một cách tối ưu.

– Thùng chứa hóa chất.

– Phụ kiện đi kèm để châm nước và hóa chất tự động.

Ứng dụng :

– Dùng trong công nghệ xử lý nước cấp.

– Dùng trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

– Dùng thiết bị châm hóa chất để diệt khuẩn đường ống nước.

Ưu điểm của thiết bị châm hóa chất :

– Thiết bị được chế tạo bằng inox có độ bền cao.

– Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn , mẫu mã đẹp.

– Thiết bị có khả năng tự cung cấp hóa chất và nước cho hệ thống.

Nhược điểm :

– Thiết bị phải dùng điện.

---o-o---

2 – Dùng phương pháp thủ công :

– Là phương pháp dùng hóa chất xử lý nước như : Clo, chất diệt tảo, javen … để cho vào hồ bơi khi đã được kiểm tra bằng bộ kiểm tra hoá chất.

– Ưu điểm : Chi phí đầu tư ban đầu rẻ.

– Nhược điểm : Yêu cầu kĩ thuật của người quản lý hồ bơi cao.

A – Giai đoạn 1: Xử lý hóa chất ban đầu

Liều lượng hóa chất:

Sulfat đồng : 10-20g/
m3 nước

Soda : 5-10g/
m3 nước

Hướng dẫn sử dụng :

– Bể bơi được cấp nước đầy đúng theo thiết kế.

– Cho hóa chất sulfat đồng vào xô nước khuấy đến khi hòa tan, rải đều dung dịch lên mặt nước bể bơi.

– Cho hóa chất Soda vào xô nước khuấy đến khi hòa tan, rải đều dung dịch lên mặt nước hồ bơi.

– Giữ nước trong hồ ở trạng thái tĩnh sau 24 giờ, khi các tạp chất đã kết tủa và lắng tụ cặn dưới đáy bể bơi bắt đầu tiến hành thực hiện việc hút vệ sinh hồ bơi.

– Bắt đầu vận hành hệ thống lọc nước tuần hoàn liên tục trong 6 giờ.

– Tiến hành kiểm tra nồng độ pH và Clorine.

Khuyến cáo : Không nên lạm dụng đồng sulfat dễ dấn đến khả năng ung thư.

B – Giai đoạn 2: Xử lý trong thời gian hoạt động (kiểm tra nồng độ pH và chlorine)

– Cách thử nồng độ Chlorine :

Nước trong bể bơi phải được lọc tuần hoàn trước khi lấy mẫu và mẫu nước thử phải lấy ở độ sâu khoảng 45cm dưới mặt nước. Lấy mẫu nước thử trong hồ bơi cho vào hộp thử nước ngang với vạch trên cùng. Sau đó nhỏ 06 giọt thuốc thử Chlorine, cho vào mẫu nước thử, lắc đều chờ cho thuốc tan hết. Nếu màu nước trong ống thử tương đương với mầu chuẩn trong khoảng IDEAL là lượng Chlorine đủ . Nếu vạch dưới IDEAL thì cho thêm Chlorine vào hồ , nếu cao hơn thì ngưng cách ngày sau cung cấp tiếp Clorine.

Chlorine hóa chất xử lý nước bể bơi

Lưu ý : Liều lượng Clorine 2g/m3 nước.

– Cách thử nồng độ pH :

Lấy mẫu nước thử cho vào hộp thử nước độ pH ngang với vạch trên cùng. Dùng chai thuốc thử pH nhỏ 05 giọt vào hộp thử pH lắc đều. So sánh với mức chuẩn IDEAL (Mức chuẩn 7.2 – 7.6).

Nếu độ pH > 7.6, ta phải thử lại nhu cầu Acid bằng cách nhỏ từng giọt Acid Demand Solution vào ống nghiệm xem màu dung dịch thử trong ống lúc đó. Nếu hạ xuống mức 7.6 đến 7.2 là đạt.

Nếu độ pH < 7.2, ta phải thử lại nhu cầu Soda bằng cách nhỏ từng giọt Base Demand Solution và ống nghiệm xem màu dung dịch thử trong ống lúc đó. Nếu tăng lên mức 7.2 đến 7.6 là đạt.

3 – Những đề xuất về xử lý nước hồ bơi :

– Vệ sinh những dụng cụ thử nghiệm trước và sau khi sử dụng.

– Nên thử ngay sau khi lấy mẫu.

– Để có kết quả thử nghiệm tốt nên trộn đều mẫu thử bằng cách xoay theo vòng tròn hoặc dốc ngược ống thử vài lần.

– Giữ ngược chai thuốc thử theo phương thẳng đứng phía trên dụng cụ thử và nhỏ từ từ từng giọt một.

– Thực hiện việc thử nghiệm ở nơi có bóng che.

– Bảo quản hộp thử nghiệm ở nơi mát và khô ráo. Luôn luôn sử dụng dung dịch mới để khởi đầu một thử nghiệm.

– Không vứt bỏ mẫu nước đã thử nghiệm vào hồ.

– Không cho phép cung cấp Acid và Chlorine cùng một thời điểm, nên cho Acid vào buổi sáng và Chlorine vào buổi chiều tối.

– Trong trường hợp nước bể bơi ở trạng thái cân bằng, nên kiểm tra nồng độ Chlorine và Kiềm hàng tuần.

– Đề nghị cung ứng Sulfat đồng cho bể bơi hàng tháng với hàm lượng bằng ½ lượng xử lý ban đầu để tránh bị rong tảo.

Lưu ý :

* Trong suốt thời gian chờ hút cặn, tuyệt đối không vận hành hệ thống lọc.

* Đề nghị Quý khách không tự ý xả bỏ nước trong bể bơi.

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam chuyên cung cấp hoá chất xử lý nước bể bơi.

Liên lạc mua hóa chất xử lý nước với giá cả hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Chúc quý khách có một bể bơi luôn đẹp và an toàn. 

chlorinenippon.blogspot.com

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Hóa chất xử lý nước an toàn cho hồ bơi


Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam.Với nhiều mặt hàng từ hóa chất xử lý nước an toàn theo tiêu chuẩn của bộ y tế cấp phép.

Chúng tôi mong muốn sẽ đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các quý khách hàng.

Với phương châm luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ là nhà cung cấp uy tín và chất lượng cho quý khách hàng.

Những sản phẩm của chúng tôi như :

Hóa chất xử lý nước hồ bơi, hóa chất xử lý nước công nghiệp, hóa chất xử lý nước khu dân cư, hóa chất xử lý nước nhiễm phèn,  hóa chất diệt khuẩn như : chlorine Nhật Bản 70%, chlorine Ấn Độ 70%, chlorine Trung Quốc 70%, TCCA 90% viên 2 gram (chlorine 90%), TCCA bột, soda điều chỉnh PH, PAC lắng tụ cặn,……

Với mong muốn đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi luôn đảm bảo về xuất xứ, chất lượng của sản phẩm.

Với giá cả hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất.

Địa chỉ liên lạc mua hóa chất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Cảm ơn quý khách !
chlorinenippon.blogspot.com

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Polyacrylamide

Polyacrylamide


Polyacrylamide (IUPAC poly(2-propenamide) or poly(1-carbamoylethylene), abbreviated as PAM) is a polymer (-CH2CHCONH2-) formed from acrylamide subunits. It can be synthesized as a simple linear-chain structure or cross-linked, typically using N,N‍ '​-methylenebisacrylamide. In the cross-linked form, the possibility of the monomer being present is reduced even further. It is highly water-absorbent, forming a soft gel when hydrated, used in such applications as polyacrylamide gel electrophoresis and in manufacturing soft contact lenses. In the straight-chain form, it is also used as a thickener and suspending agent. More recently, it has been used as a subdermal filler for aesthetic facial surgery (see Aquamid).


1 - Uses of polyacrylamide

One of the largest uses for polyacrylamide is to flocculate solids in a liquid. This process applies to water treatment, and processes like paper making, Screen Printing. Polyacrylamide can be supplied in a powder or liquid form, with the liquid form being subcategorized as solution and emulsion polymer. Even though these products are often called 'polyacrylamide', many are actually copolymers of acrylamide and one or more other chemical species, such as an acrylic acid or a salt thereof. The main consequence of this is to give the 'modified' polymer a particular ionic character.

Another common use of polyacrylamide and its derivatives is in subsurface applications such as Enhanced Oil Recovery. High viscosity aqueous solutions can be generated with low concentrations of polyacrylamide polymers, and these can be injected to improve the economics of conventional waterflooding.

It has also been advertised as a soil conditioner called Krilium by Monsanto Company in the 1950s and today "MP", which is stated to be a "unique formulation of PAM (water-soluble polyacrylamide)". It is often used for horticultural and agricultural use under trade names such as Broadleaf P4, Swell-Gel and so on. The anionic form of cross-linked polyacrylamide is frequently used as a soil conditioner on farm land and construction sites for erosion control, in order to protect the water quality of nearby rivers and streams.

The polymer is also used to make Gro-Beast toys, which expand when placed in water, such as the Test Tube Aliens. Similarly, the absorbent properties of one of its copolymers can be utilized as an additive in body-powder.

The ionic form of polyacrylamide has found an important role in the potable water treatment industry. Trivalent metal salts like ferric chloride and aluminium chloride are bridged by the long polymer chains of polyacrylamide. This results in significant enhancement of the flocculation rate. This allows water treatment plants to greatly improve the removal of total organic content (TOC) from raw water.

Polyacrylamide is often used in molecular biology applications as a medium for electrophoresis of proteins and nucleic acids in a technique known as PAGE.

It was also used in the synthesis of the first Boger fluid.

- Soil Conditioner

The primary functions of Polyacrylamide Soil Conditioners are to increase soil tilth, aeration, and porosity and reduce compaction, dustiness and water run-off. Secondary functions are to increase plant vigor, color, appearance, rooting depth and emergence of seeds while decreasing water requirements, diseases, erosion and maintenance expenses. FC 2712 is used for this purpose.

2 - Stability

In dilute aqueous solution, such as is commonly used for Enhanced Oil Recovery applications, polyacrylamide polymers are susceptible to chemical, thermal, and mechanical degradation. Chemical degradation occurs when the labile amine moiety hydrolyzes at elevated temperature or pH, resulting in the evolution of ammonia and a remaining carboxyl group. Thus, the degree of anionicity of the molecule increases. Thermal degradation of the vinyl backbone can occur through several possible radical mechanisms, including the autooxidation of small amounts of iron and reactions between oxygen and residual impurities from polymerization at elevated temperature. Mechanical degradation can also be an issue at the high shear rates experienced in the near-wellbore region. However, cross-linked variants of polyacrylamide have shown greater resistance to all of these methods of degradation, and have proved much more stable.

3 - Environmental effects

Concerns have been raised that polyacrylamide used in agriculture may contaminate food with acrylamide, a known neurotoxin. While polyacrylamide itself is relatively non-toxic, it is known that commercially available polyacrylamide contains minute residual amounts of acrylamide remaining from its production, usually less than 0.05% w/w.

Additionally, there are concerns that polyacrylamide may de-polymerise to form acrylamide. In a study conducted in 2003 at the Central Science Laboratory in Sand Hutton, England, polyacrylamide was treated similarly as food during cooking. It was shown that these conditions do not cause polyacrylamide to de-polymerise significantly.

In a study conducted in 1997 at Kansas State University, the effect of environmental conditions on polyacrylamide were tested, and it was shown that degradation of polyacrylamide under certain conditions can cause the release of acrylamide. The experimental design of this study as well as its results and their interpretation have been questioned, and a 1999 study by the Nalco Chemical Company did not replicate the results.
Wikipedia.org

Aluminium chlorohydrate or Polyaluminium chloride

Aluminium chlorohydrate or Polyaluminium chloride


Aluminium chlorohydrate is a group of specific aluminium salts having the general formula AlnCl(3n-m)(OH)m. It is used in deodorants and antiperspirants and as a coagulant in water purification.

In water purification, this compound is preferred in some cases because of its high charge, which makes it more effective at destabilizing and removing suspended materials than other aluminium salts such as aluminium sulfate, aluminium chloride and various forms of polyaluminium chloride and polyaluminium chlorisulfate, in which the aluminium structure results in a lower net charge than aluminium chlorohydrate. Further, the high degree of neutralization of the HCl results in minimal impact on treated water pH when compared to other aluminium and iron salts.

1 - Structure

Aluminium chlorohydrate is best described as an inorganic polymer and as such is difficult to structurally characterise. However, techniques such as gel permeation chromatography, X-ray crystallography and 27Al-NMR have been used in research by various groups including that of Nazar and Laden to show that the material is based on Al13 units with a Keggin ion structure and that this base unit then undergoes complex transformations to form larger poly-aluminium complexes.

2 - Synthesis

Aluminium chlorohydrate can be commercially manufactured by reacting aluminium with hydrochloric acid. A number of aluminium-containing raw materials can be used, including aluminium metal, alumina trihydrate, aluminium chloride, aluminium sulfate and combinations of these. The products can contain by-product salts, such as sodium/calcium/magnesium chloride or sulfate.

Because of the explosion hazard related to hydrogen produced by the reaction of aluminium metal with hydrochloric acid, the most common industrial practice is to prepare a solution of aluminium chlorohydrate (ACH) by reacting aluminium hydroxide with hydrochloric acid. The ACH product is reacted with aluminium ingots at 100 °C using steam in an open mixing tank. The Al to ACH ratio and the time of reaction allowed determines the polymer form of the PAC n to m ratio.

3 - Uses

Aluminium chlorohydrate is one of the most common active ingredients in commercial antiperspirants. The variation most commonly used in deodorants and antiperspirants is Al2Cl(OH)5.

Aluminium chlorohydrate is also used as a flocculant in water and waste water treatment processes to remove dissolved organic matter and colloidal particles present in suspension.

4 - Safety

The Food and Drug Administration considers the use of aluminium chlorohydrate in antiperspirants to be safe and it is permitted in concentrations up to 25%.

- Alzheimer's disease

There have been studies that have found an association between exposure to and long-term use of antiperspirants and Alzheimer's disease, however the studies also have shown that the association is negligible (less than 1%). There is no adequate evidence that exposure to aluminium in antiperspirants leads to progressive dementia and Alzheimer's disease.

Heather M. Snyder, PhD, the senior associate director of medical and scientific relations for the Alzheimer's Association, has stated "There was a lot of research that looked at the link between Alzheimer's and aluminium, and there hasn't been any definitive evidence to suggest there is a link".

- Breast cancer

The International Journal of Fertility and Women's Medicine found no evidence that certain chemicals used in underarm cosmetics increase the risk of breast cancer. Ted S. Gansler, MD, MBA, the director of medical content for the American Cancer Society, stated "There is no convincing evidence that antiperspirant or deodorant use increases cancer risk".

The European Journal of Cancer Prevention stated "underarm shaving with antiperspirant/deodorant use may play a role in breast cancer." The journal Breast Cancer Research proposed a link between breast cancer and the application of cosmetic chemicals in the underarm, including aluminium, with oestrogenic and/or genotoxic properties. Personal care products are potential contributors to the body burden in aluminium and newer evidence has shown that more aluminium is deposited in the outer regions than the inner regions of the breast. But whether differences in the distribution of aluminium are related to higher incidence of tumours in the outer upper region of the breast remains unknown.

5 - Synonyms

Aluminium hydroxychloride

Aluminium chlorhydroxide

Aluminium chloride basic

Aluminium chlorohydrol

Polyaluminium chloride
Wikipedia.org

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Citric acid

Citric acid


Citric acid is a weak organic acid with the formula  C6H8O7. It is a natural preservative which is present in citrus fruits. It is also used to add an acidic or sour taste to foods and drinks. In biochemistry, the conjugate base of citric acid, citrate, is important as an intermediate in the citric acid cycle, which occurs in the metabolism of all aerobic organisms. It consists of 3 carboxyl (R-COOH) groups.

Citric acid is a commodity chemical, and more than a million tons are produced every year by fermentation. It is used mainly as an acidifier, as a flavoring, and as a chelating agent.

1 - Properties

Citric acid crystal under polarized light, enlarged 200x


Concentration     pH
1M                      ≈1.57
0.5M                   ≈1.72
0.1M                   ≈2.08

At room temperature, citric acid is a white hygroscopic crystalline powder. It can exist either in an anhydrous (water-free) form or as a monohydrate. The anhydrous form crystallizes from hot water, while the monohydrate forms when citric acid is crystallized from cold water. The monohydrate can be converted to the anhydrous form by heating above 78 °C. Citric acid also dissolves in absolute (anhydrous) ethanol (76 parts of citric acid per 100 parts of ethanol) at 15 °C.

In chemical structure, citric acid shares the properties of other carboxylic acids. When heated above 175 °C, it decomposes through the loss of carbon dioxide and water (see decarboxylation).

Citric acid is a slightly stronger acid than typical carboxylic acids because the anion can be stabilized by intramolecular hydrogen-bonding from other protic groups on citric acid.

2 - Discovery and production

Lemons, oranges, limes, and other citrus fruits possess high concentrations of citric acid

Medieval scholars in Europe were aware of the acidity of lemon and lime juices; such knowledge is recorded in the 13th century encyclopedia Speculum Maius (The Great Mirror), compiled by Vincent of Beauvais.[citation needed] Citric acid was first isolated in 1784 by the chemist Carl Wilhelm Scheele, who crystallized it from lemon juice.

Industrial-scale citric acid production first began in 1890 based on the Italian citrus fruit industry, where the juice was treated with hydrated lime (calcium hydroxide) to precipitate calcium citrate, which was isolated and converted back to the acid using diluted sulfuric acid.

3Ca(OH)2(s) + 2C6H8O7(l) → Ca3(C6H5O7)2(s) + 3H2O(l) 

3H2SO4(l) + Ca3(C6H5O7)2(s) → 2C6H8O7(l) + 3CaSO4(s)

In 1893, C. Wehmer discovered Penicillium mold could produce citric acid from sugar. However, microbial production of citric acid did not become industrially important until World War I disrupted Italian citrus exports.

In 1917, American food chemist James Currie discovered certain strains of the mold Aspergillus niger could be efficient citric acid producers, and the pharmaceutical company Pfizer began industrial-level production using this technique two years later, followed by Citrique Belge in 1929.

In this production technique, which is still the major industrial route to citric acid used today, cultures of A. niger are fed on a sucrose or glucose-containing medium to produce citric acid. The source of sugar is corn steep liquor, molasses, hydrolyzed corn starch or other inexpensive sugary solutions. After the mold is filtered out of the resulting solution, citric acid is isolated by precipitating it with calcium hydroxide to yield calcium citrate salt, from which citric acid is regenerated by treatment with sulfuric acid, as in the direct extraction from citrus fruit juice.

In 1977, a patent was granted to Lever Brothers for the chemical synthesis of citric acid starting either from aconitic or isocitrate/alloisocitrate calcium salts under high pressure conditions. This produced citric acid in near quantitative conversion under what appeared to be a reverse non-enzymatic Krebs cycle reaction.

In 2007, worldwide annual production stood at approximately 1,600,000 tons. More than 50% of this volume was produced in China. More than 50% was used as acidity regulator in beverages, some 20% in other food applications, 20% for detergent applications and 10% for related applications other than food, such as cosmetics, pharmaceutics and in the chemical industry.

3 - Occurrence

Citric acid exists in greater than trace amounts in a variety of fruits and vegetables, most notably citrus fruits. Lemons and limes have particularly high concentrations of the acid; it can constitute as much as 8% of the dry weight of these fruits (about 47 g/L in the juices). The concentrations of citric acid in citrus fruits range from 0.005 mol/L for oranges and grapefruits to 0.30 mol/L in lemons and limes. Within species, these values vary depending on the cultivar and the circumstances in which the fruit was grown.

4 - Biochemistry

- Citric acid cycle
Main article: Citric acid cycle

Citrate, the conjugate base of citric acid is one of a series of compounds involved in the physiological oxidation of acetate from fats, proteins, and carbohydrates. The acetate from these macronutrients are converted into the intracellular energy of ATP, as well as the common byproducts carbon dioxide, and water.

This series of chemical reactions is central to nearly all metabolic reactions, and is the source of two-thirds of the food-derived energy in higher organisms. Hans Adolf Krebs received the 1953 Nobel Prize in Physiology or Medicine for the discovery. The series of reactions is known by various names, including the "citric acid cycle", the "Krebs cycle" or "Szent-Györgyi — Krebs cycle", and the "tricarboxylic acid (TCA) cycle".

- Other biological roles

Citrate is a vital component of bone, helping to regulate the size of calcium crystals.

5 - Applications

The dominant use of citric acid is as a flavoring and preservative in food and beverages, especially soft drinks. Within the European Union it is denoted by E number E330. Citrate salts of various metals are used to deliver those minerals in a biologically available form in many dietary supplements. The buffering properties of citrates are used to control pH in household cleaners and pharmaceuticals. In the United States the purity requirements for citric acid as a food additive are defined by the Food Chemicals Codex, which is published by the United States Pharmacopoeia (USP).

- Foods, other

Citric acid can be added to ice cream as an emulsifying agent to keep fats from separating, to caramel to prevent sucrose crystallization, or in recipes in place of fresh lemon juice. Citric acid is used with sodium bicarbonate in a wide range of effervescent formulae, both for ingestion (e.g., powders and tablets) and for personal care (e.g., bath salts, bath bombs, and cleaning of grease). Citric acid is also often used in cleaning products and sodas or fizzy drinks.

Citric acid sold in a dry powdered form is commonly sold in markets and groceries as "sour salt", due to its physical resemblance to table salt. It has use in culinary applications where an acid is needed for either its chemical properties or for its sour flavor, but a dry ingredient is needed and additional flavors are unwanted (e.g., instead of vinegar or lemon juice).

- Cleaning and chelating agent

Citric acid is an excellent chelating agent, binding metals. It is used to remove limescale from boilers and evaporators. It can be used to soften water, which makes it useful in soaps and laundry detergents. By chelating the metals in hard water, it lets these cleaners produce foam and work better without need for water softening. Citric acid is the active ingredient in some bathroom and kitchen cleaning solutions. A solution with a 6% concentration of citric acid will remove hard water stains from glass without scrubbing. In the industry, it is used to dissolve rust from steel. Citric acid can be used in shampoo to wash out wax and coloring from the hair.

Illustrative of its chelating abilities, citric acid was the first successful eluant used for total ion-exchange separation of the lanthanides, during the Manhattan Project in the 1940s. In the 1950s, it was replaced by the far more efficient EDTA. It can be used to substantially slow setting of Portland cement.

- Cosmetics and pharmaceuticals

Citric acid is widely used as a pH adjusting agent in creams and gels of all kinds. In this role, it is classified in most jurisdictions as a processing aid and so does not need to be listed on ingredient lists.

Citric acid is an alpha hydroxy acid and used as an active ingredient in chemical peels.

Citric acid is commonly used as a buffer to increase the solubility of brown heroin. Single-use citric acid sachets have been used as an inducement to get heroin users to exchange their dirty needles for clean needles in an attempt to decrease the spread of HIV and hepatitis.[15] Other acidifiers used for brown heroin are ascorbic acid, acetic acid, and lactic acid; in their absence, a drug user will often substitute lemon juice or vinegar.

Citric acid is used as one of the active ingredients in the production of antiviral tissues

- Dyeing

Citric acid can be used in food coloring to balance the pH level of a normally basic dye. It is used as an odorless alternative to white vinegar for home dyeing with acid dyes.
Qualitative analysis

Sodium citrate, the sodium salt of citric acid, is used as a chelating agent and is present in the Benedict's reagent, used for identification both qualitatively and quantitatively, of reducing sugars.

- Industrial and construction

Citric acid can be used as a successful alternative to nitric acid in passivation of stainless steel.

- Photography

Citric acid can be used as a lower-odor stop bath as part of the process for developing photographic film. Photographic developers are alkaline, so a mild acid is used to neutralize and stop their action quickly, but commonly used acetic acid leaves a strong vinegar odor in the darkroom.

- Synthesize solid materials from small molecules

In materials science, the Citrate-gel method is similar process to sol-gel method which is a method for producing solid materials from small molecules. During the synthetic process, metal salts or alkoxides are introduced into a citric acid solution. The formation of citric complexes is believed to balance the difference in individual behaviour of ions in solution, which results in a better distribution of ions and prevents the separation of components at later process stages. The polycondensation of ethylene glycol and citric acid starts above 100ºС, resulting in polymer citrate gel formation.

6 - Safety

Although a weak acid, exposure to pure citric acid can cause adverse effects: inhalation may cause cough, shortness of breath, or sore throat; ingestion may cause abdominal pain and sore throat; exposure to skin or eyes may cause redness or pain. Long-term or repeated consumption may cause erosion of tooth enamel.
Wikipedia.org

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Sodium Carbonate or Soda Ash Light

Sodium Carbonate or Soda Ash Light


Sodium carbonate (also known as washing soda, soda ash and soda crystals), Na2CO3, is the sodium salt of carbonic acid (soluble in water).

It most commonly occurs as a crystalline heptahydrate, which readily effloresces to form a white powder, the monohydrate. Pure sodium carbonate is a white, odourless powder that is hygroscopic (absorbs moisture from the air), has an alkaline taste, and forms a strongly alkaline water solution. Sodium carbonate is well known domestically for its everyday use as a water softener. It can be extracted from the ashes of many plants growing in sodium-rich soils, such as vegetation from the Middle East, kelp from Scotland and seaweed from Spain. Because the ashes of these sodium-rich plants were noticeably different from ashes of timber (used to create potash), they became known as "soda ash". It is synthetically produced in large quantities from salt (sodium chloride) and limestone by a method known as the Solvay process.

1 - Uses

The manufacture of glass is one of the most important uses of sodium carbonate. Sodium carbonate acts as a flux for silica, lowering the melting point of the mixture to something achievable without special materials. This "soda glass" is mildly water-soluble, so some calcium carbonate is added to the pre-melt mixture to make the glass produced insoluble. This type of glass is known as soda lime glass: "soda" for the sodium carbonate and "lime" for the calcium carbonate. Soda lime glass has been the most common form of glass for centuries.

Sodium carbonate is also used as a relatively strong base in various settings. For example, sodium carbonate is used as a pH regulator to maintain stable alkaline conditions necessary for the action of the majority of photographic film developing agents.

It is a common additive in swimming pools used to neutralize the corrosive effects of chlorine and raise the pH.

In cooking, it is sometimes used in place of sodium hydroxide for lyeing, especially with German pretzels and lye rolls. These dishes are treated with a solution of an alkaline substance to change the pH of the surface of the food and improve browning.

In taxidermy, sodium carbonate added to boiling water will remove flesh from the skull or bones of trophies to create the "European skull mount" or for educational display in biological and historical studies.

In chemistry, it is often used as an electrolyte. Electrolytes are usually salt-based, and sodium carbonate acts as a very good conductor in the process of electrolysis. In addition, unlike chloride ions, which form chlorine gas, carbonate ions are not corrosive to the anodes. It is also used as a primary standard for acid-base titrations because it is solid and air-stable, making it easy to weigh accurately.

- Domestic use

It is used as a water softener in laundering: it competes with the magnesium and calcium ions in hard water and prevents them from bonding with the detergent being used. Sodium carbonate can be used to remove grease, oil and wine stains. Sodium carbonate is also used as a descaling agent in boilers such as those found in coffee pots and espresso machines.

In dyeing with fiber-reactive dyes, sodium carbonate (often under a name such as soda ash fixative or soda ash activator) is used to ensure proper chemical bonding of the dye with cellulose (plant) fibers, typically before dyeing (for tie dyes), mixed with the dye (for dye painting), or after dyeing (for immersion dyeing).


- Sodium carbonate test

The sodium carbonate test (not to be confused with sodium carbonate extract test) is used to distinguish between some common metal ions, which are precipitated as their respective carbonates. The test can distinguish between Cu, Fe and Ca/Zn/Pb. Sodium carbonate solution is added to the salt of the metal. A blue precipitate indicates Cu2+ ion. A dirty green precipitate indicates Fe2+ ion. A yellow-brown precipitate indicates  Fe3+ ion. A white precipitate indicates Ca2+, Zn2+ or Pb2+ ion. The compounds formed are, respectively, copper(II) carbonate, iron(II) carbonate, iron(III) oxide, calcium carbonate, zinc carbonate and lead(II) carbonate. This test is used to precipitate the ion present as almost all carbonates are insoluble. While this test is useful for telling these cations apart, it fails if other ions are present, because most metal carbonates are insoluble and will precipitate. In addition, calcium, zinc and lead ions all produce white precipitates with carbonate, making it difficult to distinguish between them. Instead of sodium carbonate, sodium hydroxide may be added, this gives nearly the same colours, except that lead and zinc hydroxides are soluble in excess alkali, and can hence be distinguished from calcium. For the complete sequence of tests used for qualitative cation analysis, see qualitative inorganic analysis.

- Other applications

Sodium carbonate is a food additive (E500) used as an acidity regulator, anti-caking agent, raising agent, and stabilizer. It is one of the components of kansui (かん水?), a solution of alkaline salts used to give ramen noodles their characteristic flavor and texture. It is also used in the production of snus (Swedish-style snuff) to stabilize the pH of the final product. In Sweden, snus is regulated as a food product because it is put into the mouth, requires pasteurization, and contains only ingredients that are approved as food additives.

Sodium carbonate is also used in the production of sherbet powder. The cooling and fizzing sensation results from the endothermic reaction between sodium carbonate and a weak acid, commonly citric acid, releasing carbon dioxide gas, which occurs when the sherbet is moistened by saliva.

In China, it is used to replace lye-water in the crust of traditional Cantonese moon cakes, and in many other Chinese steamed buns and noodles.

Sodium carbonate is used by the brick industry as a wetting agent to reduce the amount of water needed to extrude the clay.

In casting, it is referred to as "bonding agent" and is used to allow wet alginate to adhere to gelled alginate.

Sodium carbonate is used in toothpastes, where it acts as a foaming agent and an abrasive, and to temporarily increase mouth pH.

Sodium carbonate is used by the cotton industry to neutralize the sulfuric acid needed for acid de-linting of fuzzy cottonseed.

Sodium carbonate, in a solution with common salt, may be used for cleaning silver. In a non-reactive container (glass, plastic or ceramic) aluminium foil and the silver object are immersed in the hot salt solution. The elevated pH dissolves the aluminium oxide layer on the foil and enables an electrolytic cell to be established. Hydrogen ions produced by this reaction reduce the sulfide ions on the silver restoring silver metal. The sulfide can be released as small amounts of hydrogen sulfide. Rinsing and gently polishing the silver restores a highly polished condition.

Sodium carbonate is used in some aquarium water pH buffers to maintain a desired pH and carbonate hardness (KH).

Because of its ability to absorb CO2, sodium carbonate is being investigated as a carbon-capturing material for power plants and in other industries that produce greenhouse gases.

2 - Physical properties

The integral enthalpy of solution of sodium carbonate is −28.1 kJ/mol for a 10% w/w aqueous solution. The Mohs hardness of sodium carbonate monohydrate is 1.3.

3 - Occurrence

Sodium carbonate crystallizes from water to form three different hydrates:

    1. sodium carbonate decahydrate (natron)

    2. sodium carbonate heptahydrate (not known in mineral form)

    3. sodium carbonate monohydrate (thermonatrite).

Sodium carbonate is soluble in water, and can occur naturally in arid regions, especially in mineral deposits (evaporites) formed when seasonal lakes evaporate. Deposits of the mineral natron have been mined from dry lake bottoms in Egypt since ancient times, when natron was used in the preparation of mummies and in the early manufacture of glass.

The anhydrous mineral form of sodium carbonate is quite rare and called natrite. Sodium carbonate also erupts from Ol Doinyo Lengai, Tanzania's unique volcano, and it is presumed to have erupted from other volcanoes in the past but, due to these minerals' instability at the earth's surface, are likely to be eroded. All three mineralogical forms of sodium carbonate, as well as trona, trisodium hydrogendicarbonate dihydrate, are also known from ultra-alkaline pegmatitic rocks, that occur for example in the Kola Peninsula in Russia.

4 - Production

- Mining

Trona, trisodium hydrogendicarbonate dihydrate (Na3HCO3CO3·2H2O), is mined in several areas of the US and provides nearly all the domestic consumption of sodium carbonate. Large natural deposits found in 1938, such as the one near Green River, Wyoming, have made mining more economical than industrial production in North America. There are important reserves of Trona in Turkey; two million tons of soda ash have been extracted from the reserves near Ankara. It is also mined from some alkaline lakes such as Lake Magadi in Kenya by dredging. Hot saline springs continuously replenish salt in the lake so that, provided the rate of dredging is no greater than the replenishment rate, the source is fully sustainable.

- Barilla and kelp

Several "halophyte" (salt-tolerant) plant species and seaweed species can be processed to yield an impure form of sodium carbonate, and these sources predominated in Europe and elsewhere until the early 19th century. The land plants (typically glassworts or saltworts) or the seaweed (typically Fucus species) were harvested, dried, and burned. The ashes were then "lixiviated" (washed with water) to form an alkali solution. This solution was boiled dry to create the final product, which was termed "soda ash"; this very old name refers to the archetypal plant source for soda ash, which was the small annual shrub Salsola soda ("barilla plant").

The sodium carbonate concentration in soda ash varied very widely, from 2–3 percent for the seaweed-derived form ("kelp"), to 30 percent for the best barilla produced from saltwort plants in Spain. Plant and seaweed sources for soda ash, and also for the related alkali "potash", became increasingly inadequate by the end of the 18th century, and the search for commercially viable routes to synthesizing soda ash from salt and other chemicals intensified.

- Leblanc process
Main article: Leblanc process

In 1791, the French chemist Nicolas Leblanc patented a process for producing sodium carbonate from salt, sulfuric acid, limestone, and coal. First, sea salt (sodium chloride) was boiled in sulfuric acid to yield sodium sulfate and hydrogen chloride gas, according to the chemical equation:

2 NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2 HCl

Next, the sodium sulfate was blended with crushed limestone (calcium carbonate) and coal, and the mixture was burnt, producing calcium sulfide.

Na2SO4 + CaCO3 + 2 C → Na2CO3 + 2 CO2 + CaS

The sodium carbonate was extracted from the ashes with water, and then collected by allowing the water to evaporate.

The hydrochloric acid produced by the Leblanc process was a major source of air pollution, and the calcium sulfide byproduct also presented waste disposal issues. However, it remained the major production method for sodium carbonate until the late 1880s.

- Solvay process
Main article: Solvay process

In 1861, the Belgian industrial chemist Ernest Solvay developed a method to convert sodium chloride to sodium carbonate using ammonia. The Solvay process centered around a large hollow tower. At the bottom, calcium carbonate (limestone) was heated to release carbon dioxide:

CaCO3 → CaO + CO2

At the top, a concentrated solution of sodium chloride and ammonia entered the tower. As the carbon dioxide bubbled up through it, sodium bicarbonate precipitated:

NaCl + NH3 + CO2 + H2O → NaHCO3 + NH4Cl

The sodium bicarbonate was then converted to sodium carbonate by heating it, releasing water and carbon dioxide:

2 NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2

Meanwhile, the ammonia was regenerated from the ammonium chloride byproduct by treating it with the lime (calcium hydroxide) left over from carbon dioxide generation:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + 2 NH4Cl → CaCl2 + 2 NH3 + 2 H2O

Because the Solvay process recycles its ammonia, it consumes only brine and limestone, and has calcium chloride as its only waste product. This made it substantially more economical than the Leblanc process, and it soon came to dominate world sodium carbonate production. By 1900, 90% of sodium carbonate was produced by the Solvay process, and the last Leblanc process plant closed in the early 1920s.
 
- Hou's process

Developed by Chinese chemist Hou Debang in the 1930s. The earlier steam reforming byproduct carbon dioxide was pumped through a saturated solution of sodium chloride and ammonia to produce sodium bicarbonate via the following reactions:

NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3

NH4HCO3 + NaCl → NH4Cl + NaHCO3

The sodium bicarbonate was collected as a precipitate due to its low solubility and then heated to yield pure sodium carbonate similar to last step of the Solvay process. More sodium chloride is added to the remaining solution of ammonium and sodium chlorides; also more ammonia is pumped at 30-40 °C to this solution. The solution temperature is then lowered to below 10 °C. Solubility of ammonium chloride is higher than that of sodium chloride at 30 °C and lower at 10 °C. Due to this temperature dependent solubility difference and the common-ion effect, ammonium chloride is precipitated in a sodium chloride solution.The Chinese name of Hou's process, lianhe zhijian fa (联合制碱法), means "Coupled Manufacturing Alkali Method": Hou's process is coupled to the Haber process and offers better atom economy by eliminating the production of calcium chloride since ammonia no longer needs to be regenerated. The byproduct ammonium chloride can be sold as a fertilizer.
Wikipedia.org