Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức hồ bơi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức hồ bơi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Đắm mình trong các bể bơi tự nhiên trên thế giới


Những bể bơi tự nhiên này trải khắp các khu vực trên thế giới chắc chắn sẽ khiến không ít bạn thoát khỏi cám dỗ.

1 - Không chỉ là một bể bơi tự nhiên với cảnh quan tuyệt đẹp, Grotta delta Poesia còn là một khu vực khảo cổ quan trọng của Italy.




2 - Khu vực suối nước mát lạnh thuộc khuôn viên Công viên Quốc gia Erawan, Thái Lan.



3 - Hồ bơi tự nhiên đẹp như tranh vẽ Parc National de Isalo, Madagascar.



4 - Bạn vừa có thể thoải mái đắm mình trong làn nước trong veo mát lạnh ở hồ Gunlom Plungle vừa thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn kỳ vĩ cũng như cảnh quan ở Công viên Quốc gia Kakudu.



5 - Cư dân trang mạng du lịch TripAdvisor tên Rachel Raven thốt lên rằng, tắm ở hồ nước Blue Lagoon (ở Grindavik, Iceland) giống như đang “tắm dưới Mặt trăng vậy”.



6 - Với những ai có đủ sự cam đảm, chắc hẳn cảm giác bơi ở hồ nước To Sua Ocean Trench (Samoa) sâu 30 mét sẽ là trải nghiệm khó quên trong đời.



7 - Hồ nước Las Grietas (Puerto Ayora, Ecuador) nằm giữa hai thác nước cao chót vót trên hòn đảo Santa Cruz.



8 - Suối nước trong lành Sliding Rock ở Bắc Carolina, Mỹ.



9 - Hồ bơi Kil Cenote thuộc Công viên sinh thái ở Mexico sâu 26 mét.



10 - Hồ bơi ở Noord, Aruba.



11 - Còn gì tuyệt vời hơn trong khi bạn vừa thỏa thích bơi lội dưới lòng hồ trong vắt ở Nanda Blue Hole (Vanatu, Nam Thái Bình Dương) vừa thư thái thưởng thức ly rượu từ quầy bar bên cạnh và phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh đẹp.




12 - Hồ thần tiên Fairy Pools, đảo Skye, Scotland.




Kiến thức

Mách bạn cách phòng bệnh cho bé khi đi bơi


Để phòng cách bệnh nhiễm khuẩn cho con khi đi bơi, mẹ cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây.

Chọn thời điểm bơi. Thời gian bơi lý tưởng nhất từ 9-11h sáng, khi đó nước ấm và không có gió độc.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ. Để phòng bệnh từ bể bơi bạn nên chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc miệng...



Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bơi. Trước khi xuống hồ, nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút.

Khi xuống hồ bơi, bạn nên dặn trẻ tránh để nước vào trong miệng. Ngay cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể tiêu diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông quan khoang miệng, xâm nhập và hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm, đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Sau khi bơi, bạn cần xì mũi nhẹ cho trẻ cho nước trong mũi ra sạch. Hãy xì mũi đúng theo cách sau : bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc để xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp.

Sau đó tắm kỹ bằng nước sạch cho trẻ để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ẩm. Lau khô vành tai và cửa tai. Lúc này, bạn không nên dùng bông gòn, vật có đầu nhọn ngoáy tai vì sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu, lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài. Có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Không cho trẻ bơi quá lâu. Nắng nóng, nhiều người không thích lên bờ mà ngâm mình quá lâu dưới nước. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 - 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 - 1,5 giờ. Khi trẻ bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi.

Để phòng tránh viêm âm đạo một cách tốt nhất, sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt mà ngồi lung tung. Sau khi bơi cần đi tiểu ngay, có thể có tác dụng đảm bảo vệ sinh. Bơi xong cần rửa sạch ngoài âm đạo, để bảo vệ vùng da và âm hộ sạch sẽ.

Kiến thức

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tác hại kinh hoàng khi tắm nước bể bơi xanh do đồng sulfat


Việc tắm ở bể bơi nước xanh ngắt do nhuộm bằng sulfat đồng có thể gây khó tiểu, vàng da, thậm chí ảnh hưởng não, thận.

Thông tin nhiều bể bơi sử dụng kim loại nặng độc hại sulfat đồng để “nhuộm” nước, làm trong xanh nước bể bơi đánh lừa thị giác của khách khiến nhiều người lo sợ, nhất là khi mùa nóng chỉ vừa bắt đầu và tắm ở bể bơi là sở thích của cả người lớn lẫn trẻ con.

Thực tế sulfat đồng là một kim loại nặng có thể gây hại đối với sức khỏe sinh vật và con người.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên: "Sulfat đồng là một phần được ứng dụng để ngăn chặn tảo phát triển. Sulfat đồng độc hại đối với tất cả mọi loại thủy – sinh vật và gây tác hại cho môi trường nước lâu dài".

Trong hóa học, sulfat đồng là loại muối đồng quan trọng nhất, không có phân tử nước bao quanh. Khi sulfat đồng được pha vào nước, có các phân tử nước chung quanh thì chúng sẽ làm nước có màu xanh từ nhạt đến đậm tuy theo hàm lượng.

Người kinh doanh dùng sulfat đồng để xử lý nước bể bơi nhằm mục đích diệt khuẩn hoặc ngăn chặn sự phát triển của tảo trong nước, đồng thời khiến cho nước có màu xanh rất đẹp.

Nước bể bơi chứa sulfat đồng có thể gây tác hại đến sức khỏe nếu uống phải. Ngoài ra, nước được nhuộm xanh bằng sulfat đồng cũng làm đau xót mắt, rát da ...

Việc tiếp xúc ngoài da với chất này có thể gây ngứa hoặc eczema. Mắt tiếp xúc với đồng sunfat có thể viêm kết mạc, viêm niêm mạc mí mắt, viêm loét và đục giác mạc.

Nếu nuốt phải nước có sulfat đồng thì nó sẽ có tác động khó chịu đến đường tiêu hóa khiến bạn bị nôn và nôn. Nếu đồng sunfat được giữ lại trong dạ dày với lượng lớn, ảnh hưởng có có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nếu nuốt phải 1-12 gram đồng sulfat, bạn sẽ luôn cảm thấy có vị kim loại trong miệng, đau ngực, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, ngưng đi tiểu, dẫn đến vàng da. Trong trường hợp ngộ độc nặng, sulfate đồng có thể gây ảnh hưởng cho não, dạ dày, gan, thận.

Sulfat đồng cực kỳ độc hại với trẻ em.

Còn theo TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Viện Khoa học vật lý Hà Nội: Hiện có rất nhiều hoạt chất làm trong và sạch nước hồ. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng ChloraminB, Chlorine hoặc sulfat đồng và một số hóa chất diệt rêu, tảo khác… Riêng bột sulfat đồng khi nuốt vào cơ thể có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và gây viêm đường hô hấp.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Khải, những chất gì càng “siêu tác dụng” thì càng độc. Đặc biệt, nguyên tắc sử dụng bể bơi trẻ em là khi trẻ tắm được khoảng nửa giờ thì rút nước bể bơi khoảng 50% và thay nước dần vào để đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng, ở nước ta, rất ít bể công cộng làm thế vì tốn công, tốn điện và tốn… nước. Nhiều nơi còn tiết kiệm, mua loại hóa chất rởm, bể bơi có quá nhiều người, không tắm tráng trước khi xuống bể… nên nhiều dịch bệnh bị lây lan hoặc phát sinh từ đây.

Thu Nguyên