Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-ho-boi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-ho-boi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Chất keo tụ sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải


Trong công nghệ xử lý nước hiện nay, keo tụ là một công đoạn được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hay xử lý nước cấp. Phương pháp keo tụ được lựa chọn nhờ vào hiệu quả tách chất bẩn cao mà tiếp kiệm được chi phí.

Keo tụ có thể hiểu là phương pháp sử dụng các chất keo tụ cho vào nước ô nhiễm nhằm keo tụ, kết tủa các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất keo hòa tan trong nước tạo ra các bông cặn; các bông cặn này nhờ vào lực trọng trường sẽ lắng xuống và được tách ra khỏi dòng nước nhờ vào quá trình lọc.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Các loại chất keo tụ thường gặp như :

- Phèn sắt (Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O).

- Phèn nhôm sunfat (Al2(SO4)3.18H2O).

- Poly Aluminium Cloride ([Al2(OH)nCl6.nxH2O]m) gọi tắt là PAC.

Trong 3 loại chất keo tụ trên thì Poly Aluminium Cloride với các ưu điểm vượt trội như hiệu quả xử lý cao hơn 4 - 5 lần các chất keo tụ bình thường, không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu, ít làm biến động PH, khả năng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng tốt hơn,… nên PAC đã được sản xuất với lượng lớn và sử dụng rộng rãi để thay thế cho phèn nhôm trong xử lý nước thải sinh hoạt và đặt biệt là xử lý nước bể bơi.

PAC là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử, thường có màu ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước.

PAC có 2 loại là dạng lỏng và dạng rắn, đối với dạng rắn thì trước khi sử dụng phải được pha với nước thành dung dịch 10% hoặc 20%.

Liều lượng PAC sử dụng chính xác được xác định bằng thực nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Các khoảng sử dụng liều lượng PAC như sau :

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 1 - 4 g PAC đối với nước đục thấp ( 50 - 400 mg/l ).

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 5 - 6 g PAC đối với nước đục trung bình ( 500 - 700 mg/l ).

+ Sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 7 - 10 g PAC đối với nước đục cao ( 800 - 1.200 mg/l ).

+ PAC dùng cho 1m3 nước thải là trong khoảng 15 - 30 gram, tùy thuộc hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải.

Các sản phẩm được thị trường trong nước ưu thích và hay sử dụng hiện nay có xuất xứ từ: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.

Địa chỉ liên lạc mua hóa chất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Cảm ơn quý khách !

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Kinh nghiệm xử lý nước bể bơi, hồ bơi


CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI

Theo kinh nghiệm cho thấy, bể bơi được xử lý và chăm sóc thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người bơi, bể bơi sạch và không có vẩn lơ lửng, nước xanh mát. Để xử lý nước bể bơi hiệu quả nhất, các bạn có thể sử dụng sản phẩm TCCA viên 2 gam, TCCA dạng bột (trường hợp xử lý gấp) và loại clorin bột của nhật được ưa chuộng nhất đảm bảo về chất lượng và hàm lượng như clorin hãng Nippon, Nankai… hay một số clorin giá rẻ khác như Chlorine Aquafit của Ấn Độ với hàm lượng 70%.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT HỒ BƠI

1. Bảo dưỡng và vệ sinh hồ bơi :

Hồ bơi sử dụng hằng ngày cần phải kiểm tra nồng độ CLO và PH chuẩn trong hồ trước khi sử dụng. Thời gian kiểm tra nên 2 lần/ngày, buổi sáng để biết xem CLO và PH trong nước hồ có đủ duy trì trong cả ngày hay không, buổi chiều tối để biết xem CLO và PH trong nước hồ bị bay hơi bao nhiêu trong 1 ngày để tính toán tăng liều lượng.

Vệ sinh hằng ngày hồ bơi cũng là điều quan trong ngăn ngừa sự phát triển rêu mốc, sử dụng các công cụ vệ sinh cọ rửa thành hồ để bong tróc lên bám trên thành hồ bơi.

Đối với hệ thống hồ bơi sử dụng công nghệ xả tràn, nên kiểm tra và thường  xuyên vệ sinh hầm cân bằng, vì những rác hay chất cặn bị lắng trong hầm lâu ngày làm cho hệ thống lọc không hiệu quả.

Bình lọc cát sử dụng nên xúc rửa cát ( Backwash ) khi áp suất đồng hồ cao, để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Và nên thay thế cát, sỏi vào sau khoảng thời gian 2 - 4 năm hay thấy hệ thống lọc không còn được hiệu quả.

2. Các loại hoá chất chuyên dùng xử lý nước hồ bơi :

- Sử dụng hóa chất hồ bơi điều cần phải quan tâm là sau khi xử lý hóa chất phải có 1 khoảng thời gian ( 3 - 6 giờ ) mới được sử dụng. Xử lý các loại hóa chất khác nhau phải cách nhau một khoảng thời gian 2 - 4 giờ, vì cần phải có thời gian khuếch tán trong nước và tránh tác dụng phụ lẫn nhau gây nên sự giảm hiệu quả của loại hóa chất đó.

- Đảm bảo an toàn lao động cho người xử lý hóa chất ( đeo bao tay, khẩu trang, mắt kính ).

+ CHLORINE 70% :


- Tác dụng chính của loại hóa chất Chlorine 70% là làm trong nước hồ, diệt khuẩn, diệt vi trùng, ngăn ngừa rong rêu.

- Sử dụng liều lượng duy trì hằng ngày 2 - 3 g/m3 nước đối với điều kiện hồ bình thường. Lượng khách tắm đông, nước hồ sục mạnh, thời tiết nắng gắt, gió mạnh thì sử dụng lượng cao nhất.

- Sử dụng liều lượng cao dành cho hồ có lượng clo nền thấp quá, hồ xử lý clo lần đầu tiên hay hồ có diện tích lớn ( độ bay hơi Chlorine 0.0 - 3.0 / ngày ) thì ta nhân thêm 1.5 – 3.0 lần.

- Chlorine 70% còn có tác dụng phụ là hạ nồng độ PH, cho nên trước khi bỏ Chlorine ta phải kiểm tra nồng độ PH 7.2-7.6, nếu nồng độ PH trong nước thấp dưới mức 6.8 sẽ làm giảm hiệu quả nồng độ của Chlorine vì nồng độ axit tạp trong nước cao hút oxigen trong nước làm giảm tác dụng của clo.

+ POOL CLEAR :

- Tác dụng làm trong, xanh, bóng nước hồ.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn.

- Lần đầu tiên  : 1.75 lit / 100 m3 / lần.

- Lần duy trì    : 0.75 lit / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Cách dùng : Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Cho vận hành pump lọc, sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ SODA :


- Làm tăng nồng độ PH.

- Sử dụng liều lượng  : 1 – 3 kg / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan với nước rãi xung quanh mặt hồ, nếu xử lý lượng lớn thì phải chia lượng nhỏ rãi nhiều lần tránh tình trạng sốc nước gây đục hồ. Nếu có hầm cân bằng thì bỏ trực tiếp hầm nhiều cũng được vì sẽ qua hệ thống lọc. Sau 6 giờ mới cho khách tắm.

+ METAL AWAY ( TL ) :

- Chuyên xử lý nước cứng, vết rỉ xét, các viết ố vàng bám trên thành hồ, đáy hồ.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn.

- Hồ mới : 1 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Hồ thường : 0.75 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Hồ cũ : 1.75 lít / 100 m3 / lần / 2 tuần.

- Cách dùng : Hòa tan chia lượng nhỏ với nước rãi xung quanh thành hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ ATRINE ( TL ) :

- Chuyên diệt tảo, rong rêu, nấm mốc hồ bơi.

- Sử dụng liều lượng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn. Xử lý lần đầu xong nếu tuần sau thấy rêu phát triển phải xử lý mỗi tuần, còn nếu 3 - 4 tuần mới phát triển thì xử lý mỗi tháng.

- Lần đầu tiên : 1.75 lít / 100 m3 / lần.

- Mỗi tuần : 0.25 lít / 100 m3 / lần.

- Mỗi tháng : 1 lít / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan chia lượng nhỏ với nước rãi xung quanh thành hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ AXIT HCL ( 32% ) :

- Làm giảm nồng độ PH, sử dụng kèm Chlorine 70%.

- Sử dụng liều lượng : 1 – 4 lít / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Sau 3 - 6 giờ mới cho khách tắm.

+ PAC vàng :


- Làm lắng cặn hồ bơi.

- Sử dụng liều lượng : 2 kg / 100 m3 / lần.

- Cách dùng : Trước khi sử dụng phải nâng PH và CLO lên mức chuẩn và tắt hệ thống lọc để cho mặt nước yên lặng.  Hòa tan lượng nhỏ với nước rãi xung quanh mặt hồ. Sau 6 giờ chất cặn sẽ bị một lớp màng kéo lắng hết xuống đáy, sau đó sử dụng bàn hút xả bỏ.

3. Xử lý sự cố :

Hồ bơi khi gặp sự cố là điều không mong muốn nên xử lý kiên trì và đúng cách. Vì việc xử lý nước mất thời gian cho nên việc đề phòng sự cố là điều phải làm. Độ PH trong nước rất quan trọng đối với hồ bơi vì nó như sức đề kháng của con người. Nước hồ bơi khi gặp sự cố là do lượng rong rêu, tảo, cặn bã, tạp chất, nước ngầm hay hóa chất gây nên,...

Nước hồ mờ có màu đục nước gạo : kiểm tra CLO và PH xem có tốt hay không, nếu CLO hay PH cao là do sự khuếch tán chưa đều hay hàm lượng cao trong nước hồ. Xử lý bằng cách vận hành hệ thống lọc công suất cao.

Nước hồ màu xanh rêu, xanh lá mạ : Kiểm tra CLO và PH xem có tốt không, nếu thấp là do sự suất hiện nhiều của rong rêu và cặn bã nhiều trong nước. Xử lý bằng cách nâng CLO trong nước lên mức cao nhất, có thể sử dụng thêm ATRINE để tăng hiệu quả, vận hành hệ thống lọc công suất cao.

Nước hồ có màu đen, bạc, mờ : Kiểm tra CLO và PH thấp thì nâng lên mức chuẩn và chạy lọc nếu thấy ổn định và lại bị sau đó thì phải xem lại hệ thống lọc, hầm cân bằng… cụ thể là bình lọc cát, vì lượng cát và sỏi bị hao hụt do xúc rửa nên hiệu quả lọc không cao, lúc này nên thay cát sỏi.

Nước hồ có màu nước trà nhạt, hay đỏ gạch nhạt : CLO và PH ổn định kết quả đo bình, và sự cố này hay lặp lại thường xuyên thì phải kiểm tra nguồn nước, nước có độ cứng cao khi sử dụng CLO sẽ gây nên màu sắc này. Nguồn nước châm thêm vào hồ nên phải ổn định PH và kiểm tra độ phèn, độ cứng trong nước máy cũng là lý do lớn gây nên sự cố, hiện tượng này ta xử lý bằng METAL AWAY và sau đó cho chạy lọc hết công suất.

Hồ bơi


Bể bơi hay hồ bơi, là một loại công trình xây dựng hoặc một dụng cụ dùng để chứa nước ở dạng tĩnh nhằm phục vụ cho việc bơi lội : Bơi lội, lặn, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật,.... Bể bơi cũng còn phục vụ cho các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và du lịch.

1. Phân loại bể bơi :

Có nhiều cách phân loại bể bơi, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là chia theo vị trí của bể bơi so với mặt đất, theo cách chia này bể bơi chỉ được chia làm hai loại là Bể bơi trên mặt đất và Bể bơi dưới lòng đất. Cách chia này đem lại sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại bể bơi về vị trí, về giá thành, cách lắp đặt, khả năng hữu cho mỗi gia đình.

Bể bơi dưới lòng đất là loại bể bơi được xây dựng bằng cách đào sâu một khoảng đất dưới lòng đất, tiến hành xây dựng và lắp đặt các thiết bị, thường có diện tích tuơng đối lớn, sử dụng được cho nhiều người, chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị lớn.

Bể bơi trên mặt đất là loại bể bơi thường có kích thước nhỏ, dễ dàng triển khai lắp đặt, thời gian lắp đặt nhanh, giá thành rẻ, có thể di chuyển đến nơi khác dễ dàng.

Ngoài cách phân loại trên còn có những cách phân loại khác như : Bể bơi trong nhà, bể bơi ngoài trời; Bể bơi người lớn, bể bơi trẻ em.

Tiêu chuẩn bể bơi được sử dụng tại Giải vô địch thế giới về bơi lội và Thế vận hội mùa hè.

2. Các công nghệ xử lý nước bể bơi :

+ Lọc nước :

Phương pháp dùng đường ống : là hệ thống lọc gồm có máy bơm, bình lọc, các van và phụ kiện được đặt trong 1 phòng kỹ thuật, kết nối với hồ qua đường ống để lọc nước.

Phương pháp không dùng đường ống: sử dụng là hệ thống lọc đặt ngay trên thành bể để lọc nước.

+ Khử trùng nước :

Các phương pháp khử trùng bao gồm:

Dùng Clo hàng ngày : theo lượng Clo bột thả vào hồ với nồng độ 0,0005% ( 0,5 kg/100m3 nước trong ngày ).

Dùng PP điện phân muối : bỏ vào trong hồ 1 lượng muối nồng độ 0,5%, hệ thống lọc có lắp đặt máy điện phân. Máy tự động làm việc khi vận hành máy lọc.

Dùng máy tạo ra Ozone hòa tan vào nước hồ : lắp đặt 1 máy tạo ra Ozone trong phòng kỹ thuật, kết nối đường ống ngõ ra máy tạo Ozone vào đường ống hồ bơi và máy tư động tạo ra Ozone khi hệ thống hoạt động.

Dùng máy định lượng hóa chất: lắp đặt 1 hệ thống trong phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đo kiểm tra nồng độ Clo, PH và tự động bơm thêm hóa chất khi thiếu. Hệ thống vận hành tự động.

Tuyệt đối không nên dùng sunfat đồng để tẩy rong rêu trong hồ, vì đây là 1 loại chất độc.

3. Kích thước của bể bơi :

Kích thước của bể bơi thường được tính bằng đơn vị m (mét), có thể được tính bằng cách đo chiều dài, chiều rộng và độ sâu của bể bơi nếu là bể bơi hình chữ nhật. Tuy nhiên đôi khi bể bơi lại có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình bầu dục, hình tròn hay đường cong gấp khúc. Trong trường hợp này người ta sẽ tính kích thước của bể bơi dựa theo số khối nước khi bơm đầy bể, đây là cách tính chính xác nhất, áp dụng được cho mọi loại bể bơi.

4. Dụng cụ, thiết bị dùng cho bể bơi :

Để phục vụ cho hoạt động của bể bơi, thường có các thiết bị và dụng cụ liên quan sau : Bơm nước, dụng cụ vệ sinh, máy làm ấm nước, thang vào hoặc ra bể, bạt che, bạt che làm ấm nước dùng năng lượng mặt trời.
Wikipedia.org

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Tại sao phải xử lý nước bể bơi ?


Xử lý nước bể bơi giúp cho bể bơi của bạn luôn được trong sạch và an toàn khi sử dụng, nước không độc hại và gây mùi khó chịu cho người sử dụng bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể tự xử lý nước hồ bơi ở quy mô gia đình.

1. Tại sao phải xử lý nước hồ bơi ?

Mục tiêu chính của xử lý nước hồ bơi là để duy trì nước trong điều kiện an toàn cho người sử dụng. Cụ thể là :

- Giữ nước khỏi các vi khuẩn gây bệnh, gây hại cho người bơi : Người, động vật hoặc môi trường có thể gây ô nhiễm hồ bơi với các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp những sinh vật này gây bệnh nhẹ nhưng một số trường hợp có thể gây tử vong.

- Ngăn chặn sự phát triển của tảo.

- Đảm bảo nước không độc hại và gây khó chịu cho người bơi.

- Loại bỏ các mùi vị khó chịu.

- Ngăn chặn sự ăn mòn xung quanh hồ bơi, phụ kiện và thiết bị của nó.

- Ngăn chặn việc hình thành tích tụ quy mô trong bộ lọc, bể bơi hoặc đường ống dẫn nước.

2. Xử lý nước hồ bơi :


Nước cần được xử lý trước khi được bơm vào bể bơi. Tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào mà chúng tôi đưa ra các hình thức xử lý khác nhau. Có các loại xử lý nước sau :

- Xử lý nước giếng khoan : Nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nguồn nước cần được xử lý triệt để. Nước giếng khoan gồm rất nhiều các loại kim loại nặng như sắt, mangan, ..

- Xử lý nước mặt : Nguồn nước cấp được lấy từ nguồn nước sông, hồ, suối..

- Làm mềm nước : Loại bỏ các ion gây cứng nước, đảm bảo nguồn nước sử dụng có độ cứng đạt chuẩn cho hồ bơi.

- Khử kiềm nước.

- Xử lý nước máy : Nguồn nước cấp lấy từ nguồn nước máy của thành phố, khu dân cư.

3. Lọc nước :

Mục đích chính của quá trình lọc nước là loại bỏ các hạt còn sót lại trong nước, các cặn lơ lửng... Quá trình này thường sử dụng các loại bình lọc cát, ngoài ra còn sử dụng phin lọc chứa các lõi lọc PP dạng plaeted (chỉ thích hợp với bể bơi loại nhỏ), lọc khoáng.

Hệ thống lọc có thể lọc tuần hoàn nước bể bơi trong vòng 6-8 tiếng. Đảm bảo hệ thống lọc đang hoạt đông khi hồ bơi đang được sử dụng và cho ít nhất 1 giờ sau đó.

Bộ lọc này cần được làm sạch thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả tối đa.

4. Các chỉ tiêu chủ yếu đối với xử lý nước bể bơi :

+ Độ Clo dư trong nước : phải luôn từ 0,4 đến 1 PPM.

+ Độ pH của nước hồ : từ 7,2 đến 7,6.

+ Độ kiềm : từ 50 đến 100 mg/lít.

+ Độ cứng : 200 mg/lít.

+ Nước hồ phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy hồ và không có mùi vị lạ.

+ Màu nước không quá 10 độ côbalt.

+ Chuẩn kali phải dưới 1%.

+ Nước phải mát, nhiệt độ không quá 20-26oC.

5. Khử trùng cho bể bơi :

Đối với nước bể bơi vấn đề khử trùng nhằm :

- Loại bỏ các vi khuẩn có hại.

- Loại bỏ rêu tảo trong nước.

- Đảm bảo nước không độc hại đối với người bơi.

Khử trùng có liên quan đến sự phá hủy của vi sinh vật, virus, vi khuẩn, tảo, nấm mốc,... Tất cả tồn tại với số lượng lớn trong môi trường tự nhiên trong đó vi khuẩn và tảo là thường gặp trong xử lý nước bể bơi.

Hàng triệu vi khuẩn có mặt trên cơ thể con người, một số vi khuẩn là vô hại nhưng có một số gây ra bệnh tật và nước bể bơi là môi trường lý tưởng cho sự lan truyền vi khuẩn từ người này sang người khác.

Bằng cách sử dụng hóa chất khử trùng, sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn, tránh được sự lây lan.

Tảo là hình thức tự nhiên của đời sống thực vật và có mặt trong tất các nguồn nước tự nhiên như sông, ao, hồ với hàng ngàn loài khác nhau. Sự có mặt của tảo trong hồ bơi làm cho mặt hồ bơi trơn trượt dễ ngã gây nguy hiểm cho người bơi.

Quá trình khử trùng phải đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát rêu tảo.

6. Các loại hóa chất xử lý nước hồ bơi :

- Brom

Brom là một chất khử trùng xử lý nước, đối với bể bơi nó là cao.

Sử dụng brom không gây các phản ứng khó chịu.

Brom có thể được sử dụng như bromochlorodimethylhydantoin ( BCDMH ): Dạng viên, chứa 61% brom và 27% clo.

BCDMH hòa tan trong nước để cung cấp cả 2 acid hypobromous brom và clo tự do ( hypochlorous acid ).

Brom ít ổn định hơn so với clo khi tiếp xúc với ánh sang cực tím, do đó không phù hợp khi dùng với bể bơi ngoài trời.

- Ozone

Ozone là một chất khí màu xanh không ổn định với mùi hăng đặc trưng. Nó là chất khử trùng nhanh nhất và là tác nhân oxy hóa mạnh mẽ nhất. Nó là một chất khí có hoạt tính cao mà phản ứng ngay lập tức khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc chất gây ô nhiễm và các tạp chất khác được tìm thấy trong bể bơi.

Ozone là chất khí ổn định và nhanh chóng trở lại hình thái oxy. Phương pháp sản xuất hiệu quả nhất là đưa không khí khô qua cột xả ion hóa. Ozone cũng có thể được sản xuất như là một sản phẩm đèn tia cực tím bước sóng cụ thể. Ở nồng độ không khí là 0,25 mg/l nó được coi là gây tổn hại cho sức khỏe. Ngưỡng giá trị giới hạn của nó là 0,1mg/l.

Ozone là nguyên tố oxi hóa ngắn ngủi, không ổn định nhưng mạnh mẽ, khử trùng mà không phản ứng với sứ hoặc thủy tinh. Ozone nhanh chóng biến mất khỏi nước.

Ozone không thể được sử dụng như là chất khử trùng duy nhất trong một bể bơi công cộng mà nó có thể được sử dụng kết hợp với clo hoặc brom.

- Clo

+ Khí chlorine :

Khí clo hóa lỏng là dạng tinh khiết nhất của khử trùng clo, nó chứa 100% clo có sẵn.

Khi khí clo phản ứng với nước hồ bơi tạo ra chlorine và axit hydrochloric. Quá trình này làm độ pH của nước giảm xuống dưới pH 2.

Tính axit cao của nước phát sinh yêu cầu bổ sung liên tục làm tăng độ kiềm của nước bằng natri cacbonat ( soda ) hoặc natri hydroxit ( xút ) làm tăng độ pH.

Khí clo thích hợp để sử dụng trong các vùng có nước cứng tự nhiên, độ cứng tự nhiên của nước giúp trung hòa độ axit.

Khí clo không thích hợp dùng trong bể bơi dân cư.

+ Sodium Hypochlorite

Sodium Hypochlorite là chất lỏng màu vàng nhạt với mùi đặc trưng của thuốc tẩy gia dụng. Các sản phẩm thương mại chứa từ 10 -15% clo có sẵn.

Sodium hypochlorite phân hủy từ từ, giải phóng oxy và mất đi clo sẵn có của nó. PH thường cao.

+ Calcium hypochlorite ( Chlorine )

Calcium hypochlorite là một giải pháp thay thế ổn định sodium hypochlorite. Calcium hypochlorite chứa khoảng 70% hàm lượng clo.

Calcium hypochlorite được hòa tan trong nước và bơm vào hệ thống tuần hoàn tự động của hồ bơi.

Thường xuyên sử dụng calcium hypochlorite sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước. Bể bê tông trong các khu vực này thường bị mất vữa từ giữa gạch, và đôi khi lớp vữa từ phía sau gạch do nước có nhu cầu canxi và tìm kiếm nguồn canxi để đáp ứng nhu cầu này.

Calcium hypochlorite có lợi trong những trường hợp này vì nó vừa khử trùng vừa đáp ứng nhu cầu canxi của nước.

+ Clo isocyanurates ( ổn định clo )

Đây là những hợp chất của clo và axit cyanuric được sử dụng trên toàn thế giới do thực tế acid cyanuric hoạt động như một chất ổn định trong bể bơi ngoài trời, làm giảm sự mất mát clo do tác động của tia cực tím từ mặt trời.

+ Natri dichloroisocyanurate ( Di-chlor – DCCNa )

Đây là vật liệu chứa khoảng 60% clo. Nó là hợp chất hòa tan cao, lý tưởng cho các ứng dụng trực tiếp vào hồ bơi. Hơn nữa pH gần như trung tính có nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng đến độ pH của nước hồ bơi.

Khi tan trong nước Di-chlor sản xuất axit hypochlorous ( clo tự do) và axit cyanuric.

+ Trichloroisocyanuric (Tri-chlor – TCCA)

TCCA có chứa 90% clo ( Chlorine TCCA 90% ), được cung cấp dưới dạng hạt, bột, viên sủi.

Sử dụng TCCA làm cho nước có độ pH thấp khoảng 3, cần điều chỉnh độ pH bằng hóa chất nâng pH như natri cacbonat ( soda ).

Nó tạo ra axit hypochlorous và axit cyanuric.

Một nguyên tắc chung là hàm lượng clo luôn phải cao hơn so với hypoclorit vì nồng độ axit cyanuric tăng sẽ làm giảm tỷ lệ khử trùng của Di-chlor và Tri-chlor.

Axit cyanuric được khuyến cáo với hàm lượng như sau:

Axit cyanuric ( mg/l ) - Clo ( mg/l )         
25 - 1,5
50 - 2
100 - 2,5
200 - 3

+ Những lưu ý khi sử dụng clo trong khử trùng nước bể bơi :

- Luôn luôn phải kiểm soát độ pH của nước khi sử dụng các sản phẩm có chứa clo để khử trùng, mức độ pH phù hợp với nước bể bơi là từ 7,2 - 7,8.

- Lượng clo dư có thể oxy hóa ammonia, một số hợp chất hữu cơ khác và nito hữu cơ được đưa vào hồ bơi bằng mồ hôi.

- Clo có thể kết hợp với hợp chất hình thức của ammonia được biết đến như chloramines gây mắt chua cay, điều này làm giảm khả năng khử trùng của clo đặc biệt là các hồ bơi trong nhà. Chính vì vậy chloramines còn được gọi là clo dư kết hợp nên được giữ ở mức tối thiểu.

- Calcium hypochlorite không nên được sử dụng trong các spa nóng vì nó có thể làm tăng quy mô trao đổi nhiệt và van điều khiển nước nóng có thể dẫn đến bị bỏng.

- Cyanurated clo ( ổn định chlorine ) không nên được sử dụng trong bể bơi trong nhà.
chlorinenippon.blogspot.com

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Hướng dẫn xử lý nước bể bơi luôn đẹp và an toàn



Một bể bơi đã được xây dựng theo ý muốn, nhưng làm cách nào để duy trì hồ bơi luôn luôn đẹp và an toàn cho người sử dụng. Để đạt được yêu cầu đó, điều cần thiết là phải ngăn ngừa và xử lý các vi khuẩn, rong rêu để không cho chúng phát triển trong nước bể bơi. Phương pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là luôn kiểm soát thường xuyên nồng độ hóa chất và điều chỉnh độ pH thích hợp trong nước bằng các thao tác cơ bản kết hợp với hộp thử nồng độ hóa chất. Hy vọng rằng với hộp thử nồng độ hóa chất và cách hướng dẫn sử dụng chúng tôi đã gửi đến khách hàng một phương thức đơn giản  và hiệu quả nhất.

1 – Dùng bộ châm hóa chất tự động :

– Nếu khách hàng chọn dùng bộ châm hóa chất cho bể bơi thì độ an toàn là tuyệt đối. Bộ châm tự động sẽ tự phân tích nước trong bể, sau đó bơm châm hóa chất sẽ tự động cấp hóa chất vào bể bơi với lượng vừa đủ.

Bộ châm hóa chất sẽ hoạt động song song cùng hệ thống lọc nước, do vậy nước trong bể sẽ được làm sạch và đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.

– Ưu điểm : Chất lượng nước luôn được đảm bảo, an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng.

– Nhược điểm : Chi phí đầu tư ban đầu đắt, thiết bị thay thế không có sẵn.

---o-o---
Thông số kỹ thuật tham khảo về bộ châm hóa chất tự động

Thiết bị châm hóa chất diệt khuẩn đường ống dùng trong xử lý nước cấp sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

Giới thiệu công nghệ :

– Thiết bị châm hóa chất được thiết kế nhỏ gọn và đẹp mắt xử dụng máy bơm định lượng tiên tiến dùng trong các ngành xử lý nước cấp và xử lý nước nước thải giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa và lắng tụ cặn của các huyễn phù hòa tan.

– Thiết bị được kết cấu hiện đại có thể tự cung cấp nước và hóa chất.

Chi tiết thiết bị :

– Khung giá đỡ thiết bị được chế tạo bằng inox không nhiễm từ giúp bảo vệ thiết bị.

– Máy bơm định lượng điện tử có thể châm hóa chất từ 0 -15l/h .

– Thiết bị động cơ và cánh khuấy chuyên dụng giúp hòa tan dung dịch một cách tối ưu.

– Thùng chứa hóa chất.

– Phụ kiện đi kèm để châm nước và hóa chất tự động.

Ứng dụng :

– Dùng trong công nghệ xử lý nước cấp.

– Dùng trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

– Dùng thiết bị châm hóa chất để diệt khuẩn đường ống nước.

Ưu điểm của thiết bị châm hóa chất :

– Thiết bị được chế tạo bằng inox có độ bền cao.

– Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn , mẫu mã đẹp.

– Thiết bị có khả năng tự cung cấp hóa chất và nước cho hệ thống.

Nhược điểm :

– Thiết bị phải dùng điện.

---o-o---

2 – Dùng phương pháp thủ công :

– Là phương pháp dùng hóa chất xử lý nước như : Clo, chất diệt tảo, javen … để cho vào hồ bơi khi đã được kiểm tra bằng bộ kiểm tra hoá chất.

– Ưu điểm : Chi phí đầu tư ban đầu rẻ.

– Nhược điểm : Yêu cầu kĩ thuật của người quản lý hồ bơi cao.

A – Giai đoạn 1: Xử lý hóa chất ban đầu

Liều lượng hóa chất:

Sulfat đồng : 10-20g/
m3 nước

Soda : 5-10g/
m3 nước

Hướng dẫn sử dụng :

– Bể bơi được cấp nước đầy đúng theo thiết kế.

– Cho hóa chất sulfat đồng vào xô nước khuấy đến khi hòa tan, rải đều dung dịch lên mặt nước bể bơi.

– Cho hóa chất Soda vào xô nước khuấy đến khi hòa tan, rải đều dung dịch lên mặt nước hồ bơi.

– Giữ nước trong hồ ở trạng thái tĩnh sau 24 giờ, khi các tạp chất đã kết tủa và lắng tụ cặn dưới đáy bể bơi bắt đầu tiến hành thực hiện việc hút vệ sinh hồ bơi.

– Bắt đầu vận hành hệ thống lọc nước tuần hoàn liên tục trong 6 giờ.

– Tiến hành kiểm tra nồng độ pH và Clorine.

Khuyến cáo : Không nên lạm dụng đồng sulfat dễ dấn đến khả năng ung thư.

B – Giai đoạn 2: Xử lý trong thời gian hoạt động (kiểm tra nồng độ pH và chlorine)

– Cách thử nồng độ Chlorine :

Nước trong bể bơi phải được lọc tuần hoàn trước khi lấy mẫu và mẫu nước thử phải lấy ở độ sâu khoảng 45cm dưới mặt nước. Lấy mẫu nước thử trong hồ bơi cho vào hộp thử nước ngang với vạch trên cùng. Sau đó nhỏ 06 giọt thuốc thử Chlorine, cho vào mẫu nước thử, lắc đều chờ cho thuốc tan hết. Nếu màu nước trong ống thử tương đương với mầu chuẩn trong khoảng IDEAL là lượng Chlorine đủ . Nếu vạch dưới IDEAL thì cho thêm Chlorine vào hồ , nếu cao hơn thì ngưng cách ngày sau cung cấp tiếp Clorine.

Chlorine hóa chất xử lý nước bể bơi

Lưu ý : Liều lượng Clorine 2g/m3 nước.

– Cách thử nồng độ pH :

Lấy mẫu nước thử cho vào hộp thử nước độ pH ngang với vạch trên cùng. Dùng chai thuốc thử pH nhỏ 05 giọt vào hộp thử pH lắc đều. So sánh với mức chuẩn IDEAL (Mức chuẩn 7.2 – 7.6).

Nếu độ pH > 7.6, ta phải thử lại nhu cầu Acid bằng cách nhỏ từng giọt Acid Demand Solution vào ống nghiệm xem màu dung dịch thử trong ống lúc đó. Nếu hạ xuống mức 7.6 đến 7.2 là đạt.

Nếu độ pH < 7.2, ta phải thử lại nhu cầu Soda bằng cách nhỏ từng giọt Base Demand Solution và ống nghiệm xem màu dung dịch thử trong ống lúc đó. Nếu tăng lên mức 7.2 đến 7.6 là đạt.

3 – Những đề xuất về xử lý nước hồ bơi :

– Vệ sinh những dụng cụ thử nghiệm trước và sau khi sử dụng.

– Nên thử ngay sau khi lấy mẫu.

– Để có kết quả thử nghiệm tốt nên trộn đều mẫu thử bằng cách xoay theo vòng tròn hoặc dốc ngược ống thử vài lần.

– Giữ ngược chai thuốc thử theo phương thẳng đứng phía trên dụng cụ thử và nhỏ từ từ từng giọt một.

– Thực hiện việc thử nghiệm ở nơi có bóng che.

– Bảo quản hộp thử nghiệm ở nơi mát và khô ráo. Luôn luôn sử dụng dung dịch mới để khởi đầu một thử nghiệm.

– Không vứt bỏ mẫu nước đã thử nghiệm vào hồ.

– Không cho phép cung cấp Acid và Chlorine cùng một thời điểm, nên cho Acid vào buổi sáng và Chlorine vào buổi chiều tối.

– Trong trường hợp nước bể bơi ở trạng thái cân bằng, nên kiểm tra nồng độ Chlorine và Kiềm hàng tuần.

– Đề nghị cung ứng Sulfat đồng cho bể bơi hàng tháng với hàm lượng bằng ½ lượng xử lý ban đầu để tránh bị rong tảo.

Lưu ý :

* Trong suốt thời gian chờ hút cặn, tuyệt đối không vận hành hệ thống lọc.

* Đề nghị Quý khách không tự ý xả bỏ nước trong bể bơi.

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam chuyên cung cấp hoá chất xử lý nước bể bơi.

Liên lạc mua hóa chất xử lý nước với giá cả hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Chúc quý khách có một bể bơi luôn đẹp và an toàn. 

chlorinenippon.blogspot.com

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Hóa chất xử lý nước an toàn cho hồ bơi


Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam.Với nhiều mặt hàng từ hóa chất xử lý nước an toàn theo tiêu chuẩn của bộ y tế cấp phép.

Chúng tôi mong muốn sẽ đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các quý khách hàng.

Với phương châm luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ là nhà cung cấp uy tín và chất lượng cho quý khách hàng.

Những sản phẩm của chúng tôi như :

Hóa chất xử lý nước hồ bơi, hóa chất xử lý nước công nghiệp, hóa chất xử lý nước khu dân cư, hóa chất xử lý nước nhiễm phèn,  hóa chất diệt khuẩn như : chlorine Nhật Bản 70%, chlorine Ấn Độ 70%, chlorine Trung Quốc 70%, TCCA 90% viên 2 gram (chlorine 90%), TCCA bột, soda điều chỉnh PH, PAC lắng tụ cặn,……

Với mong muốn đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi luôn đảm bảo về xuất xứ, chất lượng của sản phẩm.

Với giá cả hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất.

Địa chỉ liên lạc mua hóa chất:

Công ty TNHH Thương Mại Tika Việt Nam

Địa chỉ:  613A Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6, TP.HCM

Điện thoại: 08.37580546 - Số Fax: 08.37580522

Di Động: 0919.291.800

Email: tikavietnam@gmail.com

Website: tika-vn.com

Cảm ơn quý khách !
chlorinenippon.blogspot.com