Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-boi-loi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-boi-loi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Nên trang bị kiến thức bơi lội cho trẻ ?


Cần trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng bơi lội để phòng, chống đuối nước.

Thời gian qua trên cả nước, đã xuất hiện nhiều vụ trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó có những nguyên nhân từ sự bất cẩn của người lớn. Đã đến lúc gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng… phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng tránh đuối nước cho trẻ em.


Theo Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ( Bộ LĐ-TB&XH ), mỗi năm ở nước ta có khoảng 13.000 trẻ em bị chết do tai nạn thương tích. Trong đó, tử vong do đuối nước là nguyên nhân hàng đầu, chiếm tới trên 50% tổng số ca tử vong. Nguyên nhân là do các em không biết bơi nên khi gặp sự cố trong môi trường nước đã không thể thoát hiểm. Tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam hiện đang cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và gấp 10 lần các nước đang phát triển. Số ca đuối nước đứng hàng thứ hai, ngay sau tai nạn giao thông. Việt Nam có đặc điểm có bờ biển dài, nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Ðây là môi trường không an toàn đối với trẻ nhỏ. Diện tích mặt nước cao làm tăng nguy cơ về đuối nước. Nhiều trẻ em không biết bơi, không có kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước, không có khả năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước.

Ðể phòng tránh và hạn chế chết do đuối nước, việc dạy cho các em kỹ năng bơi và biết xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước là biện pháp tốt nhất giúp trẻ em được an toàn, tránh thương vong trong môi trường sông, biển.

Theo các nhà chuyên môn thì bơi lội mang tới những lợi ích cho toàn thân, là cách nhanh nhất để cải thiện thể lực tổng thể, sức bền và hệ tim mạch. Đối với học sinh, khi mà áp lực học tập ngày càng cao thì bơi lội là biện pháp hữu hiệu giúp các em giải tỏa căng thẳng để có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn. Không những thế, môn bơi còn giúp các em trở nên khỏe mạnh, năng động, tự tin hơn. Điều quan trọng nhất, khi trẻ em biết bơi và bơi giỏi, thì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ an toàn cho các em, phòng tránh nguy cơ tử vong do đuối nước.

Đối với trẻ nhỏ và những trẻ em chưa biết bơi các bậc phụ huynh và các thầy cô hãy trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết như kỹ năng k​hi tiếp xúc với nước và kỹ năng biết phòng tránh những nơi nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ mầm non cần xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ và luôn để mắt tới trẻ trong mọi hoạt động.

Ngoài ra, để thực hiện tốt chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em chúng ta cần lưu ý khi cho trẻ đi bơi cũng như học bơi, tham quan du lịch.. cần chú ý:

Quy định cấp phép giám sát cho các đơn vị, địa điểm du lịch, bể bơi.

Quy định trẻ em khi đi bơi, tắm tại bể bơi, sông, hồ phải có người lớn đi kèm và có áo phao phù hợp với lứa tuổi.

Quy định về sơ cấp cứu tại các khu vui chơi giải trí có trẻ em tham gia, đặc biệt là các khu du lịch trên sông hồ, các bể bơi.

Rà soát, bổ sung các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực có nguy cơ đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn. Hãy thực thi các quy định về chất lượng phương tiện chuyên chở trẻ em bằng đường thủy.

Quy định về tàu, thuyền chở khách đúng trọng tải quy định.

Quy định về việc mặc áo phao khi đi thuyền, đò ở những sông, hồ lớn.

+ Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì ?
 

Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm đến công việc sau đây:

1. Đối với trẻ lớn và người lớn :

- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

2. Đối với trẻ nhỏ :

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Trường Sao Sáng 2

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Mách bạn cách phòng bệnh cho bé khi đi bơi


Để phòng cách bệnh nhiễm khuẩn cho con khi đi bơi, mẹ cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây.

Chọn thời điểm bơi. Thời gian bơi lý tưởng nhất từ 9-11h sáng, khi đó nước ấm và không có gió độc.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ. Để phòng bệnh từ bể bơi bạn nên chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc miệng...



Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bơi. Trước khi xuống hồ, nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút.

Khi xuống hồ bơi, bạn nên dặn trẻ tránh để nước vào trong miệng. Ngay cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể tiêu diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông quan khoang miệng, xâm nhập và hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm, đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Sau khi bơi, bạn cần xì mũi nhẹ cho trẻ cho nước trong mũi ra sạch. Hãy xì mũi đúng theo cách sau : bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc để xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp.

Sau đó tắm kỹ bằng nước sạch cho trẻ để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ẩm. Lau khô vành tai và cửa tai. Lúc này, bạn không nên dùng bông gòn, vật có đầu nhọn ngoáy tai vì sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu, lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài. Có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Không cho trẻ bơi quá lâu. Nắng nóng, nhiều người không thích lên bờ mà ngâm mình quá lâu dưới nước. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 - 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 - 1,5 giờ. Khi trẻ bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi.

Để phòng tránh viêm âm đạo một cách tốt nhất, sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt mà ngồi lung tung. Sau khi bơi cần đi tiểu ngay, có thể có tác dụng đảm bảo vệ sinh. Bơi xong cần rửa sạch ngoài âm đạo, để bảo vệ vùng da và âm hộ sạch sẽ.

Kiến thức